- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Những thay đổi trong cơ thể khi mang thai khiến thai phụ có nhu cầu ăn nhiều hơn so với bình thường
Dưỡng chất nào không thể thiếu khi mang thai?
Những lưu ý trong "chuyện ấy" khi bầu bí
Mang thai 14 lần để tránh án tù chung thân
Bị bệnh đái tháo đường type 2 có nên mang thai?
Hãy cùng Health+ điểm mặt những dạng thực phẩm nên tránh trong bữa ăn hàng ngày của các bà mẹ đang mang thai hoặc sau khi sinh con.
Trứng lòng đào: Loại ngay
Trứng giàu protein, vitamin và khoáng chất, rất cần thiết cho phụ nữ trong thai kỳ. Thế nhưng, với trứng lòng đào hoặc trứng sống, lại là nguồn lây nhiễm khuẩn salmonella có thể gây nôn, tiêu chảy ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Một lưu ý nữa, là khi chế biến trứng, cần rửa sạch vỏ trứng hoặc rửa tay xà phòng sau khi cầm quả trứng bởi vi khuẩn salmonella cũng có trên vỏ trứng.
Rượu + chất kích thích: Tránh xa
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú tuyệt đối không nên uống rượu/bia. Đây là khuyến cáo chính thức mà bác sỹ sản phụ khoa luôn luôn nhắc các bà bầu. Rượu làm tăng đáng kể nguy cơ biến chứng thai kỳ như làm rối loạn phát triển bào thai và gây ra sảy thai.
Còn hàm lượng caffeine cao trong cà phê có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của em bé. Caffeine cũng làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và gây ra tình trạng mất nước trong cơ thể. Các loại thực phẩm có chứa nhiều caffeine bao gồm: Trà thảo dược, trà xanh, nước tăng lực, nước ngọt, chocolate đen…
Cá có hàm lượng cao thủy ngân: Đừng ăn
Trong chế độ dinh dưỡng, nguồn acid béo omega-3 từ cá là rất quan trọng. Tuy nhiên, một số loại cá lại có hàm lượng thủy ngân cao, lượng thủy ngân được đưa vào thai phụ quá nhiều có thể cản trở tới sự phát triển bình thường của não bộ và hệ thần kinh của trẻ.
Các bác sỹ cho biết, thai phụ có thể ăn các loại cá có hàm lượng thấp thủy nhân như cá hồi, cá rô phi, cá trê hoặc tôm (2 bữa mỗi tuần). Không ăn các loại cá giàu thủy ngân như cá thu, cá kiếm, cá cờ…
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú tuyệt đối không nên uống rượu/bia
Thực phẩm chế biến sẵn: Không đưa vào thực đơn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh như xúc xích, jambon, lạp xưởng hoặc các món ăn cần được làm nóng bằng lò vi sóng, hấp hoặc chiên rán lại không nên đưa vào bữa ăn hàng ngày của bà bầu bởi, mặc dù đã được sơ chế, thậm chí kể cả đã chín thì bạn vẫn có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng toxoplasma.
Đu đủ xanh: Không nên ăn
Theo các nhà nghiên cứu, đu đủ chưa chín có chứa một số thành phần gây ra các cơn co thắt tử cung làm gia tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, thai phụ cần tránh ăn ghém đu đủ trong các món bún như bún chả, bún nem và không cho đu đủ trong các món nộm.
Rau mọc mầm: Bỏ ngay
Rau mầm có thể chứa vi khuẩn có hại, chẳng hạn như salmonella, listeria và E. coli gây ngộ độc thực phẩm rất có hại cho cơ thể của bạn và em bé. Không ăn rau mầm thô, bao gồm cỏ linh lăng, cỏ ba lá, củ cải, giá đỗ và đậu xanh.
Trong khi đó, bên cạnh các loại thực phẩm cần tránh, thai phụ cũng cần quan tâm tới việc bổ sung các dưỡng chất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của bé. Đó có thể là tăng cường các loại thực phẩm cần thiết trong chế độ dinh dưỡng và sử dụng thực phẩm bổ sung acid folic, calci, acid omega-3…
M. Hiếu H+
XNQC: Số 1240/2013/XNQC-ATTP
* sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn