Tìm hiểu các dạng hội chứng Parkinson và cách chẩn đoán

Hội chứng Parkinson chỉ chung các rối loạn có thể gây run tay chân, đi lại chậm chạp…

7 điều người bệnh Parkinson nên làm để "chung sống" hòa bình với bệnh

Gifographic: Run tay do rối loạn lo âu là gì, điều trị thế nào?

3 phương pháp để phát biểu, nói trước đám đông không bị run

Hướng dẫn ăn uống đúng cách giúp giảm nhẹ bệnh Parkinson

Khi các tế bào tại vùng chất đen bị tổn thương, chết đi, nồng độ chất dẫn truyền thần kinh dopamine trong não cũng sẽ giảm xuống. Điều này có thể gây ra hội chứng Parkinson với các triệu chứng như run tay chân, giảm khả năng giữ thăng bằng, cứng cơ bắp, đi lại khó khăn…

Trong bài viết sau, Sức khỏe+ sẽ cùng độc giả tìm hiểu các dạng hội chứng Parkinson, cũng như cách chúng được chẩn đoán:

Bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là dạng phổ biến nhất của hội chứng Parkinson. Căn bệnh này thường khởi phát trong độ tuổi từ 55 - 65, hiếm khi xảy ra ở người dưới 50 tuổi.

Bệnh Parkinson có thể khởi phát dần khi các tế bào tại vùng chất đen chết đi, làm giảm nồng độ dopamine trong não. Các chuyên gia tin rằng yếu tố di truyền, yếu tố môi trường có thể góp phần vào sự tiến triển của bệnh Parkinson.

Các triệu chứng chính của bệnh Parkinson bao gồm: Run tay chân, chuyển động chậm chạp, khó giữ thăng bằng, đi lại khó khăn, cứng cơ bắp.

Bệnh Parkinson ở trẻ em và Parkinson khởi phát sớm

Bệnh Parkinson ở trẻ em là tình trạng hiếm gặp, thường khởi phát trước độ tuổi 21. Trong khi đó, bệnh Parkinson khởi phát sớm thường xuất hiện trước độ tuổi 40.

Bệnh Parkinson khởi phát sớm thường liên quan tới yếu tố di truyền

Bệnh Parkinson khởi phát sớm thường liên quan tới yếu tố di truyền

Các triệu chứng bệnh tương tự như Parkinson khởi phát muộn, nhưng những dạng Parkinson khởi phát sớm này thường liên quan nhiều tới yếu tố di truyền. Một nghiên cứu năm 2017 trên 108 người bệnh Parkinson khởi phát sớm cho thấy có 46,3% trường hợp có người thân trong gia đình mắc bệnh Parkinson.

Hội chứng Parkinson do thuốc

Tình trạng này có thể xảy ra khi một loại thuốc cản trở tới quá trình dẫn truyền dopamine trong cơ thể. Nguy cơ mắc hội chứng Parkinson do thuốc sẽ tăng dần theo tuổi tác. Theo đó, những người trên 70 tuổi sẽ có nguy cơ gặp phải hội chứng này cao hơn.

Các loại thuốc có thể dẫn tới hội chứng Parkinson do thuốc bao gồm: Thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn kênh calci, thuốc tăng co bóp thực quản và thuốc chống động kinh…

Teo đa hệ thống

Teo đa hệ thống là một rối loạn hiếm gặp, gây ra các triệu chứng tương tự bệnh Parkinson như suy giảm vận động, cứng cơ bắp và giảm khả năng giữ thăng bằng. Bệnh thường khởi phát trong độ tuổi 50, gây ra những thay đổi về nhịp tim, hoạt động tiêu hóa, huyết áp, khả năng kiểm soát bàng quang…

Teo đa hệ thống cũng có thể gây ra các triệu chứng giống bệnh Parkinson

Teo đa hệ thống cũng có thể gây ra các triệu chứng giống bệnh Parkinson

Liệt trên nhân tiến triển

Căn bệnh này có thể gây ra các vấn đề về khả năng giữ thăng bằng, đi lại, nuốt, cử động mắt... Đối với đa số mọi người, bệnh khởi phát ở độ tuổi ngoài 60 và có xu hướng tiến triển nhanh hơn bệnh Parkinson.

Nguyên nhân chính xác gây liệt trên nhân tiến triển vẫn chưa được làm rõ, nhưng các triệu chứng xảy ra do sự suy giảm của các tế bào trong thân não, vùng chất đen và các phần khác trong não bộ.

Hội chứng hạch nền - vỏ não

Dạng hội chứng Parkinson này phổ biến trong độ tuổi từ 50 - 70, có thể xảy ra do sự tích tụ protein tau trong não bộ. Các triệu chứng có thể bao gồm: Khó kiểm soát các chi ở một bên cơ thể, cứng cơ bắp, run tay chân, nói chậm/nói lắp, khó nuốt, sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ thể Lewy

Tình trạng này có liên quan tới sự tích tụ bất thường của thể Lewy (hay khối protein alpha-synuclein) trong não bộ. Sa sút trí tuệ thể Lewy thường khởi phát sau độ tuổi 50. Bên cạnh các triệu chứng rối loạn vận động tương tự như bệnh Parkinson, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng rối loạn tâm thần như:

 

- Khó giữ tỉnh táo, tập trung.

- Ảo giác.

- Rối loạn hành vi giấc ngủ REM.

- Có các vấn đề về khả năng ghi nhớ.

- Gặp khó khăn khi xử lý thông tin hoặc lập kế hoạch.

Hội chứng Parkinson do bệnh mạch máu

Các nhà khoa học cho rằng căn bệnh này xảy ra do nhiều cơn đột quỵ nhỏ xảy ra tại vùng não kiểm soát khả năng vận động. Hội chứng Parkinson do bệnh mạch máu cũng gây ra các triệu chứng tương tự bệnh Parkinson, nhưng ảnh hưởng chủ yếu tới phần dưới cơ thể và khiến người bệnh đi lại loạng choạng. Người mắc hội chứng Parkinson do bệnh mạch máu thường đáp ứng kém với thuốc levodopa.

Giãn não thất áp lực bình thường

Tình trạng này xảy ra do sự tích tụ của dịch não tủy tại các khoang trong não. Điều này có thể gây áp lực lên não, gây ra các tổn thương có thể dẫn tới hội chứng Parkinson.

Giãn não thất áp lực bình thường có thể khiến người bệnh thay đổi dáng đi, thay đổi khả năng nhận thức (như giảm khả năng tập trung, hay quên), giảm khả năng kiểm soát bàng quang…

Cách chẩn đoán các dạng hội chứng Parkinson

Thông thường, các bác sỹ sẽ phải dựa vào triệu chứng, tiền sử bệnh tật cũng như thực hiện thêm các xét nghiệm, đánh giá sức khỏe thể chất và thần kinh để chẩn đoán bệnh chính xác.

Theo đó, bạn có thể cần làm xét nghiệm máu, xét nghiệm di truyền, quét DAT (DATScan) hay chụp cộng hưởng từ (MRI)… để xác định chính xác dạng hội chứng Parkinson mình đang gặp phải.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giúp hỗ trợ giảm run chân tay

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run trong bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run do rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện thường xuyên để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

vuong-lao-kien

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh