Cúm mùa có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí tử vong nếu không được kiểm soát
Mỹ: Điều tra đợt bùng phát dịch cúm lớn tại Đại học Michigan
Cảnh báo cúm gia cầm bùng phát mạnh ở nhiều nước Châu Á, Châu Âu
Một số biện pháp khắc phục nghẹt mũi do cảm cúm tại nhà
Người bị cảm cúm nên ăn gì, kiêng gì để chóng khỏi bệnh?
Cúm mùa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhiều hơn về mùa Đông - Xuân với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C gây ra.
Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Bệnh cúm thường diễn biến nhẹ và người bệnh có thể tự hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày.
Tuy nhiên, với những đối tượng như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi (trên 65 tuổi) sức đề kháng kém, phụ nữ mang thai, người có bệnh mạn tính (tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch…) cúm mùa có thể diễn biến nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 5 - 10% người lớn và 20 - 30% trẻ em nhiễm cúm. Trong đó, có khoảng 290.000 - 650.000 ca tử vong mỗi năm do các biến chứng liên quan đến bệnh cúm. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 1 - 1,8 triệu người mắc cúm mùa.
Tầm quan trọng của việc tiêm phòng cúm hàng năm
WHO cho biết, việc tiêm phòng cúm đã được chứng minh có thể làm giảm tới 60% nguy cơ biến chứng, giảm 70 - 80% tỷ lệ tử vong do cúm. Người đã tiêm phòng nếu mắc cúm có thể gặp phải các triệu chứng nhẹ hơn, thời gian bị bệnh ngắn hơn và nguy cơ tử vong cũng thấp hơn người chưa tiêm phòng.
Vì virus cúm liên tục thay đổi và phát triển hàng năm, người dân cần tiêm phòng vaccine cúm mỗi năm trước khi vào mùa, tốt nhất nên tiêm vaccine cúm vào khoảng thời gian từ tháng 9 tới tháng 10 hằng năm. Tuy nhiên, vaccine cúm vẫn có thể tiêm vào bất cứ lúc nào trong mùa cúm.
Tiêm vaccine cúm và vaccine COVID-19 cùng lúc vẫn an toàn
Nhiều người dân lo lắng việc tiêm vaccine cúm và vaccine COVID-19 cùng lúc có thể khiến các vaccine tương tác với nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi kết hợp một số loại vaccine phòng cúm và với vaccine COVID-19, dù một số người gặp nhiều tác dụng phụ hơn, song các phản ứng chủ yếu chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu hoặc đau cơ.
Kết quả xét nghiệm máu trên các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm cho thấy không có tác động tiêu cực đến phản ứng miễn dịch đối với việc tiêm lần lượt vaccine COVID-19 và vaccine cúm ở 2 cánh tay khác nhau trong cùng một lần hẹn.
Những ai nên tiêm vaccine cúm hàng năm?
WHO khuyến cáo các nhóm nguy cơ dưới đây cần được ưu tiên tiêm phòng cúm mùa, đặc biệt trong thời điểm dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp:
- Nhân viên y tế: Đây là một trong những nhóm ưu tiên cao nhất cần tiêm vaccine cúm trong mùa dịch COVID-19, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh cúm từ nhân viên y tế sang những bệnh nhân dễ mắc bệnh và giảm gánh nặng cho hệ thống y tế.
- Người trên 65 tuổi.
- Những người có tiền sử bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, HIV/AIDS, hen suyễn và bệnh tim hoặc phổi mạn tính. Những đối tượng này có nguy cao mắc bệnh COVID-19 nặng, do đó cần được ưu tiên tiêm phòng cúm.
- Trẻ em dưới 5 tuổi: Dù không có nguy cơ cao bị COVID-19 nặng, nhưng đây vẫn là nhóm được ưu tiên tiêm phòng cúm vì có nguy cơ mắc bệnh cúm nặng, đặc biệt là trẻ em từ 6 tháng - 2 tuổi.
Những biện pháp phòng ngừa cúm mùa hiệu quả
Để chủ động phòng ngừa bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch; Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
- Tiêm vaccine cúm mùa để tăng cường miễn dịch.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.
- Người dân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc kháng virus mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của bác sỹ.
- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Bình luận của bạn