Tương tác giữa rượu và thuốc là điều cần tránh trong quá trình điều trị bệnh.
Phát hiện thêm thuốc giãn phế quản giả đang lưu hành trên thị trường
Làm sao hạn chế tác dụng phụ thuốc điều trị bệnh mạch vành?
Sắp thử nghiệm lâm sàng trên người thuốc ung thư do AI thiết kế
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh nguyên liệu làm thuốc
1. Thuốc giảm đau
Việc kết hợp rượu với các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như acetaminophen (Tylenol) steroid hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin hay ibuprofen có thể dẫn đến các tác dụng phụ như tổn thương gan và xuất huyết tiêu hóa.
2. Thuốc chống trầm cảm
Rượu có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là các nhóm: thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI), thậm chí có thể khiến các triệu chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, việc dùng chung còn có thể gây buồn ngủ quá mức và giảm khả năng phối hợp vận động.
3. Thuốc kháng sinh
Một số loại kháng sinh như metronidazole (một loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong chỉ định điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng, thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn và ký sinh trùng) và tinidazole (thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý về nhiễm trùng kỵ khí như: nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng đường sinh dục, nhiễm trùng da và mô mềm, áp-xe phổi...) có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng khi dùng chung với rượu, bao gồm đau đầu, đỏ bừng mặt và buồn nôn. Ngoài ra, rượu làm mất nước cơ thể, điều tối kỵ trong quá trình phục hồi nhiễm trùng, từ đó có thể khiến bệnh kéo dài hơn.
4. Thuốc chống loạn thần
Rượu có thể làm tăng tác dụng an thần của các loại thuốc chống loạn thần, dẫn đến suy giảm chức năng tinh thần và thể chất. Kết hợp này có thể gây khó thở, huyết áp thấp, ngất xỉu, thậm chí co giật hoặc hôn mê trong các trường hợp nặng.
5. Thuốc an thần và thuốc ngủ
Các loại benzodiazepine – nhóm thuốc an thần gây nghiện (như Xanax, Valium) và thuốc ngủ (như Ambien) khi kết hợp với rượu có thể gây buồn ngủ nghiêm trọng, suy hô hấp và an thần ở mức nguy hiểm đến tính mạng. Rượu khi kết hợp với thuốc an thần có thể gây ra hành vi bất thường, mất trí nhớ, mất kiểm soát vận động và khó thở.
6. Thuốc điều trị đái tháo đường
Rượu có thể gây biến động đường huyết, tăng nguy cơ hạ hoặc tăng đường máu tùy thuộc vào loại thuốc và đồ uống được sử dụng. Các loại cocktail ngọt hoặc bia cũng có hàm lượng carbohydrate cao, dễ làm mất kiểm soát đường huyết.
Các triệu chứng hạ đường huyết bao gồm: mờ mắt, đổ mồ hôi, tê bì, mệt mỏi, tim đập nhanh, run rẩy và lẫn lộn. Ngược lại, tăng đường huyết gây khát nước, tiểu nhiều, nhức đầu và mờ mắt. Những rủi ro này đặc biệt đáng lo ngại khi đang dùng insulin hoặc nhóm thuốc sulfonylureas.
7. Thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu (anticoagulants) như warfarin giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, thường được kê cho người mắc bệnh tim hoặc chuẩn bị phẫu thuật. Tuy nhiên, rượu có thể làm thay đổi cách hoạt động của thuốc chống đông, làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc hình thành cục máu đông.
Những nguy cơ tiềm ẩn khác
Ngoài các loại thuốc cụ thể nêu trên, việc dùng thuốc và rượu có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng, đặc biệt với những người có bệnh nền hoặc đang điều trị dài hạn.
Trong trường hợp bạn đã lỡ uống rượu trong lúc đang dùng thuốc, hãy ở gần người thân để được hỗ trợ nếu xảy ra tình huống bất thường như đau đầu dữ dội, buồn nôn, chóng mặt hoặc buồn ngủ sâu. Nếu triệu chứng nghiêm trọng, cần đi cấp cứu ngay và không được ở một mình.
Bình luận của bạn