5 cách để loại bỏ thói quen trì hoãn giấc ngủ

Trì hoãn giấc ngủ để có thêm thời gian cho hoạt động giải trí khi về đêm.

Những thói quen khi đi ngủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn đi ngủ ngay sau khi ăn?

Dùng điện thoại trước khi đi ngủ làm tăng đường huyết

5 loại trà thảo mộc uống trước khi đi ngủ giúp giảm cân

Trì hoãn giấc ngủ là gì?

Trì hoãn giấc ngủ là một thuật ngữ được các nhà nghiên cứu tại châu Âu dùng để mô tả một người nào đó đi ngủ muộn hơn so với kế hoạch. Cụ thể, đã đến giờ đi ngủ nhưng thay vì đi ngủ, bạn lại tiếp tục thức và mải mê xem TV hoặc điện thoại.

Sự trì hoãn giấc ngủ được cho là bắt nguồn từ việc thiếu thời gian rảnh rỗi trong ngày. Nhiều người phải gồng mình giải quyết công việc tại cơ quan, chăm sóc gia đình, hỏi thăm bạn bè, nuôi dạy con cái, dắt chó đi dạo.... khiến họ không còn nhiều thời gian cho bản thân.

Hậu quả của việc trì hoãn giấc ngủ

Giấc ngủ là một trong ba trụ cột của sức khỏe , cùng với chế độ dinh dưỡng tốt và tập thể dục. Vì vậy, khi ngủ không đủ giấc sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần. Thiếu ngủ dễ làm giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp, trầm cảm và Alzheimer.

Thiếu ngủ để làm việc riêng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ thể chất và tinh thần.

Thiếu ngủ để làm việc riêng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ thể chất và tinh thần.

Cuộc khảo sát về giấc ngủ toàn cầu của Phillips năm 2019 chỉ ra, 62% người trưởng thành nói rằng không ngủ đủ giấc, mỗi đêm ngủ không quá 7 tiếng. Một số lý do đưa ra cho tình trạng này là do thức quá khuya.

Làm sao để đối phó với tình trạng này?

Dưới đây là 5 cách có thể giúp bạn loại bỏ sự trì hoãn trước khi đi ngủ:

1. Tìm ra động lực để thay đổi

Việc trì hoãn giấc ngủ sẽ không thể tồn tại nếu như nó không đem lại một giá trị nào đấy, chẳng hạn như việc bạn được xem TV, điện thoại, đọc sách nhiều hơn hoặc chỉ đơn giản là bạn được tận hưởng khoảng thời gian yên tĩnh duy nhất mà bạn có trong ngày.

Tuy nhiên, những gì mà việc đi ngủ muộn đem lại chỉ là giá trị nhất thời. Ngược lại, nếu đi ngủ sớm, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng vào buổi sáng, có được làn da khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm,…

Hãy tìm ra cho mình một sự thay đổi tích cực mà bạn nhận được khi đi ngủ sớm để biến nó thành động lực giúp bạn thay đổi thói quen trì hoãn giấc ngủ.

2. Đẩy những thói quen buổi đêm lên sớm hơn

Một cách khác để chống trì hoãn giấc ngủ là bắt đầu các thói quen buổi tối của bạn sớm hơn. Đặt nhắc nhở/báo thức một tiếng trước giờ đi ngủ bình thường của bạn. Như vậy, bạn có thể thong thả làm những gì mình muốn, không còn phải cố thức nữa.

3. Đặt mục tiêu sát với thực tế

Ai cũng biết rằng đi ngủ trước 11 giờ đêm sẽ giúp đầu óc minh mẫn và khỏe khoắn vào sáng hôm sau. Thế nhưng nếu bạn đang có thói quen đi ngủ lúc 1 giờ sáng thì việc đặt mục tiêu đi ngủ vào lúc 11 giờ đêm là điều khó có thể thực hiện được.

Hãy bắt đầu bằng việc đi ngủ sớm hơn khoảng 15 đến 30 phút so với giờ đi ngủ hàng ngày của bạn để cơ thể được thích nghi. Nếu điều này thành công, hãy tiếp tục tăng dần thời gian.

4. Thực hiện một "giao kèo"

Một trong những công cụ mạnh mẽ nhất có thể khiến bạn thay đổi đấy chính là lời hứa với người khác. Nó sẽ khiến bạn không dễ dàng bỏ cuộc và phải thực hiện hết mọi khả năng để có thể giữ gìn lời hứa của mình. Trong trường hợp này, hãy cân nhắc chia sẻ mục tiêu và kết quả thực tế của bạn với người thân để có thể tạo ra sự thay đổi rõ rệt.

5. Tránh xa khỏi các thiết bị điện tử

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ ngăn chặn quá trình sản xuất hormone kích thích giấc ngủ melatonin của chúng ta. Vì vậy, 1 tiếng trước khi đi ngủ, hãy giảm đèn trong phòng và tắt các thiết bị kỹ thuật số của bạn. Bỏ thói quen lướt điện thoại khi nằm trên giường.

 
Việt An (Theo Harvard Health Publishing)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp