Tỷ lệ vòng eo/chiều cao nói lên điều gì về sức khỏe?

Tỷ lệ vòng eo/chiều cao được coi là công cụ đo lường hữu ích hơn chỉ số BMI

Những quan niệm sai lầm về chỉ số BMI

Tăng thêm 1cm vòng eo có thể làm tăng 3% nguy cơ vô sinh

3 bài tập cơ bụng hiệu quả hơn gập bụng

6 động tác tập bụng giúp bạn cải thiện vóc dáng đón Hè

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index, viết tắt là BMI) được sử dụng rộng rãi trong thăm khám sức khỏe. BMI ở ngưỡng 18,5 – 24,9 được coi là khỏe mạnh. Tuy vậy, chỉ riêng BMI không thể dự đoán sức khỏe chuyển hóa. Chỉ số này cũng không đúng với đối tượng là vận động viên, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

Một số người có khối lượng cơ bắp lớn, cơ thể ít mỡ vẫn có BMI cao hơn những người có tỷ lệ mỡ cơ thể lớn. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do cơ bắp có mật độ cao hơn mô mỡ (1kg cơ sẽ có thể tích nhỏ hơn 1kg mỡ).

Tuy vậy, đây vẫn là công cụ lâm sàng có giá trị khi được kết hợp cùng các chỉ số sức khỏe khác như tỷ lệ vòng eo/vòng hông; Vòng eo/chiều cao (viết tắt là WHtR)…

Theo bài báo mới đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Nhi khoa (Pediatric Research), so với BMI, tỷ lệ vòng eo/chiều cao là chỉ số nói lên nhiều điều về sức khỏe.

Tỷ lệ vòng eo/chiều cao được tính bằng chu vi vòng eo chia cho chiều cao tính bằng cm. Với nam giới, chỉ số này dưới 0,5, tức là eo nhỏ hơn một nửa chiều cao, được tính là khỏe mạnh. Ở nữ giới, tỷ lệ vòng/chiều cao khỏe mạnh là từ 0,4-0,49.

Tỷ lệ vòng eo/chiều cao có thể đánh giá chính xác hơn về tỷ lệ mỡ và tình trạng béo phì ở trẻ em

Tỷ lệ vòng eo/chiều cao có thể đánh giá chính xác hơn về tỷ lệ mỡ và tình trạng béo phì ở trẻ em

Nghiên cứu thực hiện trên hơn 7000 trẻ em và trẻ vị thành niên, so sánh 2 chỉ số BMI và WHtR trong đánh giá lượng mỡ trong cơ thể. Dữ liệu được các nhà khoa học theo dõi trong vài năm, kết hợp với thiết bị quét DEXA scan để trực tiếp đo tỷ lệ mỡ và cơ.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ vòng eo/chiều cao có hiệu quả cao hơn BMI trong đánh giá lượng mỡ, cũng như phản ánh toàn diện các thành phần cơ thể (xương, cơ, chất béo). Chỉ số này cũng cho ra kết quả nhất quán ở mọi độ tuổi và giới tính, là công cụ đáng tin cậy để kiểm tra tỷ lệ mỡ thừa ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Đây không phải nghiên cứu duy nhất so sánh BMI và tỷ lệ vòng eo/chiều cao. Một nghiên cứu được đăng tải bởi Tạp chí Phẫu thuật Tiêu hóa Brazil (Brazilian Archive of Digestive Surgery) cho thấy, WHtR có ưu thế trong đánh giá sức khỏe tim mạch – chuyển hóa.

Viện Y tế và Chất lượng điều trị Quốc gia Anh (NICE) cập nhật khuyến nghị người trưởng thành có chỉ số BMI dưới 35 cần đo thêm tỷ lệ vòng eo/chiều cao. Sự kết hợp này phản ánh tình trạng béo bụng, hay lượng mỡ nội tạng tích tụ ở vòng eo – dấu hiệu làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính.

 
Quỳnh Trang (Theo Men's Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp