Uống ít nước khiến bệnh Parkinson nghiêm trọng hơn?

Người bệnh Parkinson có thể làm gì để duy trì thói quen uống nước thường xuyên?

Người bệnh Parkinson nên thử 3 cách giúp tăng dopamine trong não

Chọc dò tủy sống giúp chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Thuốc Stalevo: Người bệnh Parkinson dùng sao cho tốt?

Chuyên gia chỉ cách khắc phục cứng tay, cứng hàm, chảy dãi do Parkinson

Cơ thể được tạo thành từ hơn 70% là nước. Nước cũng có mặt trong hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể, từ màng tế bào, hệ thống bạch huyết tới các cơ quan quan trọng khác như não bộ.

Nước cần thiết để vận chuyển các chất dinh dưỡng quan trọng như khoáng chất, vitamin và các acid amin tới tế bào, đồng thời loại bỏ chất thải từ các tế bào sản sinh ra. Nước cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thần kinh và đóng một vai trò quan trọng trong đảm bảo lưu lượng máu lên não.

Với người bệnh Parkinson, việc uống đủ nước càng quan trọng hơn khi thiếu nước, mất nước có thể khiến các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng.

Ai có nguy cơ dễ bị mất nước?

Biết rõ về các yếu tố nguy cơ gây mất nước có thể giúp bạn kiểm soát vấn đề tốt hơn. Theo đó, những người có nguy cơ dễ bị mất nước có thể kể tới như:

- Người bị rối loạn nuốt, khó nuốt do bệnh Parkinson.

- Người bệnh Parkinson mắc kèm nhiều bệnh mạn tính khác, khiến họ phải dùng nhiều loại thuốc điều trị bệnh khác nhau.

- Người bệnh trên 85 tuổi, nằm liệt giường hoặc bị béo phì.

- Người bị tiêu chảy, nôn mửa hoặc đổ mồ hôi nhiều.

Triệu chứng khó nuốt có thể khiến người bệnh Parkinson “lười” uống nước hơn

Triệu chứng khó nuốt có thể khiến người bệnh Parkinson “lười” uống nước hơn

Mất nước với người bệnh Parkinson

Nhiều người bệnh Parkinson uống rất ít nước, thậm chí chỉ bằng 1/2 lượng nước của một người bình thường. Điều này là bởi họ ít khi có cảm giác khát nước, do khó nuốt hay do ảnh hưởng từ thuốc điều trị khiến nhiều người bệnh Parkinson mất đi hứng thú với đồ ăn và thức uống.

Một số loại thuốc có thể gây cảm giác buồn nôn và điều này khiến người bệnh Parkinson khó nhớ ra được việc họ cần thường xuyên uống nước. Ngoài ra, những lo lắng về chứng tiểu không tự chủ cũng có thể khiến nhiều người bệnh tránh việc uống nước thường xuyên.

Dù vậy, người bệnh Parkinson cần bổ sung đủ nước để tránh cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Mất nước ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của người bệnh Parkinson?

Khi bị mất nước, thiếu nước trong một khoảng thời gian dài, các tế bào sẽ mất đi khả năng hoạt động như bình thường và có thể chết đi. Mất nước cũng có thể dẫn đến lưu thông máu kém, có khả năng dẫn đến suy nội tạng, suy thận và tăng huyết áp.

Mất nước có thể làm giảm chức năng nhận thức, khiến người bệnh Parkinson khó giữ thăng bằng và đi lại không vững. Nước cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Do đó, mất nước có thể gây táo bón nghiêm trọng hơn, gây khô da ở người bệnh Parkinson.

Triệu chứng cảnh báo tình trạng mất nước

Cảm thấy khát là triệu chứng rõ ràng nhất có thể cảnh báo cơ thể đang bị mất nước, thiếu nước. Tuy nhiên, đây không phải triệu chứng cảnh báo duy nhất. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

- Người mệt mỏi, suy nhược.

- Chóng mặt.

- Nhức đầu.

- Chuột rút.

- Khô miệng, mũi hoặc da.

- Ít đổ mồ hôi.

- Đau bụng trên hoặc đau lưng dưới.

9 mẹo giúp người bệnh Parkinson uống nhiều nước hơn

 

Thông thường, một người trưởng thành nên uống từ 6 - 8 cốc nước/ngày để đảm bảo đủ nước trong suốt cả ngày. Với người bệnh Parkinson để có thể uống đủ nước một ngày nên làm thêm các cách sau:

- Uống 1 cốc nước trong mỗi bữa ăn.

- Nên chọn các thực phẩm có hàm lượng nước cao như dưa hấu, cam, dưa chuột, cần tây, cà chua, bắp cải và rau chân vịt.

- Hạn chế rượu bia, các thức uống có chứa caffeine (như cà phê, trà đặc, nước tăng lực…) vì chúng có thể gây lợi tiểu, làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước.

- Nếu thấy khó nuốt, bạn có thể dùng ống hút để uống nước.

- Nếu lo lắng uống nhiều nước có thể gây tiểu không tự chủ, bạn có thể uống nước thành nhiều ngụm nhỏ, uống thường xuyên hơn trong ngày.

- Dùng các ứng dụng hẹn giờ trên điện thoại để nhắc nhở mình uống nước trong ngày.

- Chú ý uống nước trước, trong và sau khi tập thể dục.

- Bạn có thể thêm vài lát chanh, cam hoặc dưa chuột vào cốc nước để tăng hương vị.

- Giữ cốc hoặc bình nước ở gần mình để nhắc nhở bạn cần uống nước thường xuyên hơn.

Vi Bùi (Theo Neurologysolutions)

 

TPBVSK Vương Lão Kiện - hỗ trợ giảm run tay chân

Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.

Đừng để run chân tay trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

Vuong-Lao-Kien

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh