Vì sao ngủ ít hơn khi về già và cách để ngủ ngon

Nhu cầu ngủ của người lớn tuổi ít hơn người trẻ?

Bạn nên tránh ăn gì để có giấc ngủ ngon?

Món ăn nhẹ lành mạnh trước giờ ngủ giúp bạn ngon giấc

Hè tới, nên tránh làm 3 điều này ngay trước giờ ngủ

Thói quen nhỏ giúp bạn ngủ ngon hơn

Nhu cầu ngủ ít hơn khi về già?

Nhìn chung, việc chúng ta cần ngủ nhiều hơn trong hầu hết những năm đầu đời là rất quan trọng. Nhưng khi già đi, việc ngủ ít hơn cũng là điều hoàn toàn bình thường. Theo các chuyên gia, hầu hết những người từ 26-64 tuổi cần ngủ khoảng 7-9 giờ mỗi đêm. Nhưng khi bạn 65 tuổi, con số này giảm xuống còn 7-8 giờ một đêm. Tiếp tục giảm dần 1 giờ sau mỗi 10 năm khi bạn qua tuổi 65, tùy thuộc vào sức khỏe và mức độ vận động.

Arina Bingeliene - chuyên gia về thần kinh học giấc ngủ tại Toronto, Canada cho biết: Có một số lý do khiến người lớn tuổi cần ngủ ít hơn, gồm: Quá trình trao đổi chất chậm lại, không còn quá trình phát triển và lớn lên nữa. Trong quá trình lão hóa thông thường, não bộ không tạo ra các kết nối noron mới, mà thay vào đó là hoạt động trên các noron ít khả dụng hơn. Do đó, người lớn tuổi cần ít năng lượng hơn theo thời gian, nên cũng cần ngủ ít hơn.

Bingeliene cho biết thêm, đó cũng là lý do tại sao người lớn tuổi cần giấc ngủ REM ít hơn, cơ thể của họ không cần những khoảng thời gian dài và sâu này để tái tạo năng lượng đã mất.

Người già khó để có giấc ngủ chất lượng?

Một số vấn đề sức khỏe khiến người cao tuổi khó có được giấc ngủ ngon

Một số vấn đề sức khỏe khiến người cao tuổi khó có được giấc ngủ ngon

Làm thế nào để ngủ đủ giấc và ngủ ngon là khó khăn với nhiều người ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt ở người từ 65 tuổi trở lên. Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác như ngưng thở khi ngủ và sự khó chịu chung của cơ thể hàng ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của người lớn tuổi. Mặc dù bạn có thể cần ngủ ít hơn khi già đi, nhưng để có được giấc ngủ chất lượng thì không phải dễ dàng.

Cách để có giấc ngủ ngon

Nghỉ ngơi hợp lý cả về số lượng và chất lượng là "chìa khóa" để sống lâu và khỏe mạnh. Bạn cần hình thành thói quen ngủ lành mạnh như:

- Không ăn nhiều ngay trước khi ngủ.

- Nên ngủ trong phòng tối.

- Duy trì một lịch trình ngủ nhất quán để có được một đêm ngon giấc nhất có thể.

- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày giúp hỗ trợ nhịp sinh học của cơ thể.

- Tạo không gian thư giãn nhất có thể trước khi ngủ, gồm: Không sử dụng máy tính hoặc điện thoại trong ít nhất 30 phút trước khi chìm vào giấc ngủ, đặc biệt không làm bất cứ công việc gì trước khi ngủ vì sẽ đưa bộ não vào “chế độ làm việc” và sẽ khiến bạn khó có được giấc ngủ ngon.

- Hạn chế những giấc ngủ ngắn. Tuy giấc ngủ ngắn có nhiều lợi ích, nhưng nếu khó ngủ vào ban đêm, bạn có thể cân nhắc tránh chợp mắt vào ban ngày.

 
Nguyễn Thanh (Theo Chatelaine)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già