Mỡ bụng nguy hiểm như thế nào?

Béo bụng không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình mà còn có thể gây hại cho sức khỏe

5 cách giảm mỡ bụng mà không cần tập thể dục

Lời khuyên giúp bạn giảm mỡ bụng hiệu quả

Video: Vì sao mỡ bụng lại nguy hiểm hơn mỡ ở những vùng khác?

Video: "Giật mình" với tác hại của mỡ bụng!

Đầu tiên bạn cần biết rằng, có 2 loại chất béo ở vùng bụng, gồm chất béo ở dưới da (phần mà bạn có thể cấu véo) và chất béo nội tạng nằm sâu bên trong cơ thể nên bạn không thể cảm nhận hay chạm được vào. Chất béo nội tạng có thể xuất hiện ở hầu hết các cơ quan trong ổ bụng như tim, gan, phổi và dạ dày. Dư thừa chất béo nội tạng có thể gây ra hàng loạt vấn đề đối với chức năng của các cơ quan nội tạng này.

Tăng nguy cơ viêm

Chất béo nội tạng có thể tạo ra các phân tử viêm nhiễm trực tiếp đi vào gan. Điều này gây ra nhiều phản ứng viêm và kích thích nội tiết tố trong cơ thể. Viêm chính là nguyên nhân gốc rễ của bất kỳ loại bệnh nào trong cơ thể. Vì vậy, nếu có rất nhiều chất béo nội tạng xung quanh bụng thì cơ thể bạn sẽ rất dễ bị viêm và hệ thống nội tiết bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Đái tháo đường type 2

Khi so sánh với chất béo ở đùi hoặc ở hông, những người có nhiều chất béo ở bụng đã được cho là có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn. Điều này là do chất béo nội tạng đóng vai trò quan trọng với tình trạng kháng insulin, làm tăng lượng đường trong máu. Tất cả các yếu tố này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Bệnh tim mạch và đột quỵ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất béo nội tạng có thể tạo ra một số phân tử có hại cho cơ thể. Các phân tử này có thể làm co thắt mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp. Điều này có thể làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến đột quỵ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác.

Trầm cảm

Chất béo nội tạng còn được gọi là “chất béo độc hại"

Chất béo nội tạng còn được gọi là “chất béo độc hại" vì nó làm tăng nguy cơ mắc thêm nhiều căn bệnh. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, mỡ bụng làm giảm hoạt động dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Bên cạnh đó, nó cũng thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Khi nội tiết tố bị mất cân bằng sẽ làm thay đổi tâm trạng, có thể dẫn đến trầm cảm nếu không được điều trị.

Mất ngủ và rối loạn giấc ngủ

Mỡ bụng dư thừa cũng có thể gây ra tiếng ngáy lớn khi ngủ và chứng ngưng thở khi ngủ. Điều này liên quan đến mức độ chất béo lắng đọng xung quanh phổi, dẫn tới khó thở. Ngưng thở khi ngủ làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn.

Mất trí nhớ và bệnh Alzheimer

Những người bị béo bụng thường dễ bị mất trí nhớ và có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn những người khác. Thủ phạm được cho là hormone leptin được giải phóng bởi các tế bào mỡ. Leptin có thể gây ảnh hưởng xấu tới các tế bào não. Do đó, người có chu vi vòng bụng càng lớn thì càng có nhiều khả năng bị suy giảm chức năng não.

Ung thư

Cytokine được giải phóng bởi các tế bào mỡ nội tạng sẽ ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể và có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Nguy cơ này cao hơn ở phụ nữ sau mãn kinh. Những phụ nữ thừa cân có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú, còn nam giới thì dễ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Trần Lưu H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp