Cà tím là thực phẩm được ưa chuộng vì nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe
Những nguy cơ khi ăn cà tím trong thời kỳ mang thai
Có nên ăn cà tím khi mang thai không?
Món ăn vặt: Cà tím nướng giòn ngon và lạ
Vịt om cà tím ngon miệng ngày mưa
Cà tím có hàm lượng nước cao và cũng có lượng chất xơ dồi dào. Điều này giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, từ đó giảm cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, cà tím cũng có lượng calorie rất thấp (100gr cà tím chỉ chứa 25 calorie). Điều này giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi ăn cà tím mà không sợ tăng cân.
Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng, cà tím chứa các hợp chất có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch. Cà tím rất giàu chất xơ, kali, vitamin B6 và phytonurients. Tất cả đều giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, sự hiện diện của chất chống oxy hóa trong cà tím cũng giúp các động mạch của bạn khỏe mạnh hơn.
Ngăn ngừa ung thư
Cà tím chứa acid anthocynain, là một chất chống oxy hóa có thể phòng ngừa ung thư hiệu quả. Hơn nữa, acid này giúp hỗ trợ chống viêm và làm giảm tác hại của các gốc tự do trong cơ thể. Với những tính chất này, chúng giúp ngăn chặn khối u lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Một nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, anthocyanin có trong cà tím có khả năng chống lại các tế bào ung thư và các loại khối u trong cơ thể.
Ngăn ngừa thiếu máu
Thiếu máu là một căn bệnh đáng lo ngại do tình trạng thiếu sắt trong cơ thể. Nó gây ra đau đầu, đau nửa đầu, mệt mỏi, trầm cảm và làm suy giảm chức năng nhận thức. Do đó, bổ sung sắt hàng ngày chính là cách để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. Cà tím có lượng sắt dồi dào, giúp bạn ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt và thiếu máu.
Tốt cho hệ xương khớp
Cà tím được cho là rất tốt cho những người có hệ xương khớp yếu và những người bị loãng xương. Nó có chứa vitamin K, giúp cải thiện mật độ xương và giúp xương khớp chắc khỏe. Đặc biệt là đối với phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh là những người có nguy cơ cao bị loãng xương. Cà tím chứa nhiều vitamin K có thể giúp ngăn ngừa bong gân và hỗ trợ việc chữa lành xương bị gãy.
Bình luận của bạn