5 thói quen ăn uống người đau khớp nên tránh xa

Một số loại thực phẩm có khiến tình trạng đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn

Giảm đau khớp mùa lạnh với sản phẩm thảo dược

Trời lạnh gây đau, cứng khớp: Có cách nào khắc phục tại nhà?

Infographic: Người bệnh gout nên ăn gì, tránh ăn gì để giảm đau?

4 động tác cardio an toàn cho người bị đau khớp gối

Theo Mayo Clini, nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau khớp, điển hình như viêm khớp dạng thấp, chấn thương, bệnh Lyme, bệnh gout, bệnh lupus... Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, nên tập một số bài tập nhẹ nhàng, giảm cân để giảm tải trọng lên các khớp hoặc dùng thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ giảm bớt cơn đau. Ngoài ra, chế độ ăn uống của bạn cũng đóng một vai trò rất lớn. Dưới đây là những thói quen ăn uống tồi tệ nhất mà người bị đau khớp cần tránh:

1. Ăn quá nhiều gluten

Gluten là một nhóm protein có nhiều trong lúa mỳ, lúa mạch, lúa mạch đen. Ăn quá nhiều gluten thực sự có thể có liên quan đến đau khớp.

Chuyên gia dinh dưỡng Trista Best cho biết: “Những người mắc bệnh tự miễn dịch có thể kiểm soát tốt hơn tình trạng đau khớp và cứng khớp nếu họ tránh các thực phẩm gây viêm nhiễm như các sản phẩm có chứa gluten. Bên cạnh đó, bổ sung các loại thực phẩm chống viêm như thực phẩm giàu acid béo omega-3 có thể cải thiện tình trạng đau khớp và giúp giảm các cơn đau bùng phát."

2. Ăn quá nhiều đường

Người bệnh đau khớp có thể khiến bệnh thêm nặng nếu không sớm loại bỏ đường và những thực phẩm chứa nhiều đường ra khỏi danh sách bữa ăn hàng ngày. Bởi đường sau khi vào cơ thể sẽ giải phóng cytokine - hoạt chất này có tác dụng gây viêm khớp - nguyên nhân gây đau khớp. Do đó, đồ uống ngọt, soda, trà ngọt hay các loại nước ép trái cây chứa nhiều đường fructose nên được loại bỏ.

3. Không nhận đủ acid béo omega-3

Acid béo omega-3 làm giảm phản ứng viêm theo nhiều cách khác nhau. Trong một nghiên cứu đã cho thấy rằng acid béo omega-3 làm giảm lượng acid arachidonic - một loại acid béo omega-6 không bão hòa, được biết là làm tăng huyết áp, kích hoạt phản ứng miễn dịch và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp.

Thực phẩm giàu acid béo omega-3 bạn có thể bổ sung trong chế độ ăn như: Cá, quả hạch, dầu đậu nành, rau cải xoăn, súp lơ, đậu Hà Lan, hạt lanh...

4. Không ăn đủ chất xơ

Cơ thể chúng ta cần 2 loại chất xơ, đó là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

Chất xơ hòa tan trộn với nước tạo thành gel, làm chậm quá trình tiêu hóa. Nó giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và cũng có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (cholesterol xấu). Nguồn chất xơ hòa tan có trong các loại thực phẩm như: Quả hạch, hạt, đậu, đậu lăng, cám yến mạch và lúa mạch.

Chất xơ không hòa tan giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Nó bổ sung khối lượng lớn cho phân, giúp ngăn ngừa táo bón. Chất xơ không hòa tan có trong: Rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và cám lúa mỳ.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất xơ và thực phẩm giàu chất xơ có thể làm giảm nồng độ CRP - chỉ số cho phép xác định tình trạng viêm sớm. Khi nồng độ CRP tăng cao trong máu gợi ý cơ thể xuất hiện tình trạng viêm nhiễm cấp. Nồng độ CRP trong máu giảm xuống có nghĩa là tình trạng bệnh nhân tốt hơn và tình trạng viêm nhiễm giảm. 

5. Thường xuyên ăn thịt chế biến sẵn

Các loại thịt chế biến bao gồm thịt xông khói, xúc xích và một số loại thịt nguội chứa nhiều AGE (các sản phẩm glycat hóa bền vững, hay còn gọi là glycosyl hóa không enzyme) hơn các lựa chọn ít chế biến như thịt bò hoặc thịt gà. Thêm vào đó, những thực phẩm không tốt cho bệnh viêm khớp này có xu hướng chứa nhiều natri hơn, có thể dẫn đến giữ nước nhiều hơn, khiến khớp của bạn sưng lên.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp