Căng thẳng mạn tính có thể ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch, tiêu hóa, tim mạch…
4 cách tự nhiên để giảm stress, giúp bạn bình tĩnh sống
Căng thẳng, stress ảnh hưởng thế nào tới hormone giới tính?
Tim đập nhanh, lo lắng, căng thẳng trước đám đông phải làm sao?
Bị căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lo âu thì nên ăn gì?
Bạn có thể thử thực hiện một số biện pháp tự nhiên dưới dây để giảm căng thẳng, stress:
Tập thể dục
Tập thể dục mang lại những lợi ích rõ ràng về mặt thể chất (giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch). Ngoài ra, vận động thường xuyên cũng mang lại lợi ích về mặt tinh thần.
Tập thể dục giúp tạo ra endorphin trong não, giúp bạn cảm thấy thoải mái, giảm căng thẳng, nâng cao tâm trạng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, tập thể dục có thể làm tăng khả năng phục hồi cảm xúc.
Bạn có thể bắt đầu thói quen tập thể dục bằng cách đi bộ, leo cầu thang nhiều hơn. Chỉ cần 5 phút tập thể dục mỗi ngày đã có thể giúp nâng cao hiệu quả giảm căng thẳng.
Ngồi thiền
Ngồi thiền có thể làm giảm lượng cortisol, giảm viêm do căng thẳng mạn tính
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol. Cortisol có lợi cho cơ thể với một lượng nhỏ, nhưng nếu lượng hormone này quá cao và tồn tại trong cơ thể quá lâu, chúng có thể dẫn đến tình trạng viêm mạn tính. Đây là nguyên nhân cơ bản của các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ không do rượu, trầm cảm…
Trong một nghiên cứu năm 2013, các nhà khoa học cho rằng ngồi thiền thường xuyên giúp cải thiện khả năng phản ứng với stress, từ đó làm giảm lượng cortisol và tình trạng viêm trong cơ thể.
Dùng thảo dược adaptogen
Adaptogen là các loại thảo dược có thể giúp bạn đối phó với căng thẳng, stress. Cụ thể, các loại thảo dược này có thể giúp hỗ trợ tuyến thượng thận, các tuyến nội tiết gần thận có nhiệm vụ sản sinh các hormone căng thẳng như cortisol.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung 300mg sâm Ấn Độ, chia làm 2 lần/ngày có thể giúp giảm nồng độ cortisol, làm giảm các triệu chứng căng thẳng. Bên cạnh sâm Ấn Độ, bạn cũng có thể thử tìm hiểu một số loại thảo dược adaptogen khác như cây rễ vàng, nhân sâm, các loại nấm…
Liệu pháp mùi hương
Liệu pháp mùi hương có thể làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng
Dây thần kinh khứu giác (dây thần kinh đi từ mũi đến não) có thể giúp bạn cảm nhận về mùi hương, đồng thời cũng đóng vai trò trong việc điều khiển hệ thống thần kinh đối giao cảm. Dây thần kinh gửi tín hiệu đến não và ảnh hưởng đến hệ viền và hạch hạnh nhân. Đây là các vùng não ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng.
Một số hoạt chất trong tinh dầu có thể giúp kích hoạt dây thần kinh khứu giác, giúp não bộ thư giãn, làm dịu hệ thần kinh, cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. Bạn có thể dùng các loại tinh dầu như tinh dầu oải hương, tinh dầu nhũ hương (frankincense), ngọc lan tây (ylang ylang), chanh, cam, nhài, cúc La Mã, hương nhu tía, xô thơm… để giảm căng thẳng.
Tập yoga
Tập yoga có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe thể chất, đồng thời cải thiện sức khỏe tinh thần. Cụ thể, tập yoga giúp điều hòa hệ thần kinh, cân bằng hormone và điều chỉnh các xung thần kinh. Ba yếu tố này đều có thể giúp giảm căng thẳng, giúp bạn đối phó tốt hơn với các tình huống gây căng thẳng. Tập yoga thường xuyên cũng có thể giúp hạ huyết áp, ổn định nhịp tim, giảm nồng độ cortisol, giảm viêm, đồng thời thúc đẩy những thay đổi có lợi trong não bộ.
Uống trà
Thưởng thức một tách trà nóng luôn đem lại cảm giác thư giãn, chưa kể bản thân các hoạt chất trong trà cũng có thể mang lại hiệu quả giảm căng thẳng.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người thường xuyên uống trà đen hoặc trà xanh có nồng độ cortisol thấp hơn, dễ dàng hồi phục hơn sau khi phải đối mặt với các tình huống căng thẳng so với những người không có thói quen uống trà.
Bên cạnh trà đen và trà xanh, các loại trà thảo dược như trà cúc La Mã, hoa oải hương, bạc hà, tía tô đất, nhân sâm, nghệ, lạc tiên… cũng có đặc tính làm giảm căng thẳng.
Cắt giảm lượng caffeine
Mặc dù caffeine có một số tác dụng tích cực như giúp giữ cho bạn tỉnh táo, cải thiện tâm trạng và hiệu suất làm việc, chúng cũng có thể gây ra một vài tác động tiêu cực tới sức khỏe nếu bạn bổ sung quá nhiều.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống quá nhiều đồ uống chứa caffeine có thể làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể, làm giảm chất lượng giấc ngủ tới 10% và giảm 40% thời lượng ngủ. Những hiệu ứng này có thể kéo dài từ 3 - 5 ngày sau khi bạn uống các đồ uống nhiều caffeine.
Tốt hơn hết, để ngăn ngừa căng thẳng, stress mạn tính, bạn không nên bổ sung quá 200mg caffeine/ngày, tương đương với lượng caffeine trong 1 - 2 cốc cà phê. Bạn có thể chuyển sang uống cà phê khử caffeine (decaf), tránh uống caffeine vào buổi chiều tối.
Bình luận của bạn