Táo bón khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi
7 cách tự nhiên giúp điều trị táo bón cho trẻ nhỏ
Muốn bổ sung chất xơ: Đừng quên 5 loại thực phẩm này!
Chế độ dinh dưỡng và thói quen tốt cho trẻ hết táo bón
Tại sao con ăn rau xanh và sữa chua hàng ngày vẫn bị táo bón?
Suy giáp
Tuyến giáp hoạt động kém hoặc suy giáp có thể khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể của bạn chậm lại. Theo bác sỹ Catherine Ngo - bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Saddleback Memorial ở California (Mỹ): "Khi quá trình trao đổi chất càng chậm thì quá trình tái hấp thu các chất dinh dưỡng còn lại trong thức ăn của đại tràng càng lâu hơn, kết quả là phân bị cứng hơn và gây nên hiện tượng táo bón".
Mặc dù táo bón không phải lúc nào cũng liên quan đến các vấn đề tuyến giáp, nhưng nếu bạn thường xuyên táo bón thì nên nghĩ đến bệnh tuyến giáp.
Táo bón là tình trạng thường gặp khi bị suy giáp
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Táo bón là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc trị ợ nóng, thuốc giảm đau và thuốc hạ huyết áp. Nếu bị táo bón do sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để đổi một loại thuốc khác có cùng công dụng nhưng không gây táo bón.
Nhịn đại tiện
Nhịn đại tiện thường xuyên có thể dẫn đến táo bón. Theo Tiến sỹ Gina Sam - Phó Giáo sư tiêu hóa tại Bệnh viện Mount Sinai, New York (Mỹ): Nhịn đại tiện có thể làm rối loạn các cơ ở trực tràng và hậu môn, từ đó gây ra tình trạng táo bón. Ngoài ra, phân ở trong đại tràng càng lâu thì tỷ lệ nước bị hấp thu sẽ càng lớn và khiến bạn gặp khó khăn khi đi vệ sinh.
Nhịn đại tiện sẽ gây táo bón
Đái tháo đường
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2014 cho thấy 1/3 bệnh nhân đái tháo đường bị táo bón. Nguyên nhân là do đái tháo đường sẽ gây tổn thương đến hệ thống thần kinh của cơ thể. Khi đái tháo đường ảnh hưởng đến ruột, nó sẽ làm chậm nhu động ruột và khiến người bệnh bị táo bón.
Lạm dụng thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng thường được sử dụng cho người bị táo bón. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài, nhu động ruột hoạt động kém và khiến táo bón nặng hơn.
Lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể gây táo bón
Vitamin và khoáng chất
Nhiều người thường bị táo bón khi dùng các sản phẩm bổ sung sắt hoặc calci. Bởi vậy, nếu không thực sự cần thiết, bạn nên ngừng dùng sắt hoặc calci khi bị táo bón. Nếu bắt buộc phải dùng sắt hoặc calci, bạn phải dùng thuốc làm mềm phân để chống táo bón.
Một số loại vitamin và khoáng chất có thể gây táo bón
Tập thể dục quá ít hoặc quá nhiều
Lười vận động có thể dẫn đến táo bón. Do vậy, bạn nên tập luyện điều độ để kích thích hoạt động của ruột và giúp phân di chuyển dễ dàng. Trong thực tế, các bài tập tập trung vào cơ bụng có thể giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, tập thể dục quá nhiều cũng có thể gây táo bón. Tập thể dục khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều. Kết quả là cơ thể bị thiếu nước và ruột sẽ phải hấp thu nhiều nước hơn từ thức ăn để bù đắp lượng nước thiếu hụt.
Bình luận của bạn