8 dấu hiệu cơ thể cần bổ sung chất đạm

Bạn luôn phải chú ý bổ sung một số loại thực phẩm giàu chất đạm để đảm bủ đủ dưỡng chất cho cơ thể

5 chất dinh dưỡng hàng đầu giúp cải thiện sương mù não

6 loại rau giàu dinh dưỡng nhất bạn nên ăn hàng ngày

Gợi ý 5 bữa sáng lành mạnh giúp cân bằng hormone

Thực phẩm nên có trong chế độ ăn của người mắc tăng huyết áp

Cơ thể bạn mỗi ngày cần nạp tối thiểu 10% lượng calorie hàng ngày từ chất đạm để đảm bảo sức khỏe. Thiếu đạm trong chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn cần bổ sung đạm:

Cảm thấy đói ngay sau khi ăn:

Chất đạm không chỉ giúp bạn cảm thấy no sau bữa ăn, mà còn duy trì cảm giác no lâu hơn. Nếu sau khi ăn mà bạn vẫn cảm thấy đói, đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn cần tăng cường lượng đạm trong chế độ ăn uống.

Liên tục thèm đồ ăn có đường:

Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy thèm đồ ăn có đường sau khi đã ăn đủ, hãy xem xét việc tăng lượng đạm trong khẩu phần của bạn để kiểm soát tình trạng này.

Vấn đề về da, tóc và móng tay:

Thiếu hụt chất đạm có thể dẫn đến thay đổi trên da, tóc và móng. Da bị khô, nứt nẻ; tóc mỏng, rụng; móng giòn là những dấu hiệu tiêu biểu. Nếu bạn nhận thấy những biểu hiện này, nên xem xét việc tăng cường thêm lượng đạm vào bữa ăn. Một nắm hạt hoặc một quả trứng luộc chín sẽ làm cơn đói của bạn giảm bớt đồng thời bổ sung về mặt dinh dưỡng!

Sức đề kháng kém:

Chất đạm là yếu tố quan trọng giúp duy trì hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ. Nghiên cứu cho thấy cần cung cấp ít nhất 1gr chất đạm cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Điều này giúp tăng khả năng chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Nếu cơ thể thiếu chất đạm, việc phục hồi sau khi bị bệnh có thể kéo dài hơn.

Cơ thể thiếu chất đạm làm hệ thống miễn dịch hoạt động kém khiến bạn dễ bị ốm

Cơ thể thiếu chất đạm làm hệ thống miễn dịch hoạt động kém khiến bạn dễ bị ốm

Sưng phù không rõ nguyên nhân:

Sưng phù không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của thiếu hụt chất đạm, gây ra tình trạng gọi là phù nề. Điều này có thể do mất cân bằng albumin, một loại protein trong máu, dẫn đến tích tụ chất lỏng và sưng tấy. Tuy nhiên, do có một số yếu tố khác cũng có thể gây phù nề nên bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có tư vấn tốt nhất.

Mệt mỏi và khó tập trung:

Thiếu chất đạm có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi và khó tập trung. Chất đạm tham gia vào việc tạo serotonin, “hormone hạnh phúc”, và adrenaline, noradrenaline giúp tăng sự tỉnh táo và động lực. Không có hoặc thiếu chất đạm sẽ khiến việc sản xuất serotonin sẽ khó khăn hơn và bạn dễ cảm thấy kiệt sức.

Giảm khối lượng cơ:

Chất đạm là thành phần chính trong việc tạo cơ bắp. Khi thiếu chất đạm để sửa chữa các mô và tạo ra enzym thiết yếu, cơ thể sẽ lấy từ cơ bắp để bù lại. Kết quả là, khối lượng cơ giảm dần theo thời gian, vì lượng protein dự trữ của bạn ngày càng cạn kiệt.

Tâm trạng thất thường:

Nếu bạn thường xuyên bị kích động hoặc tâm trạng thất thường, đó có thể là dấu hiệu bạn thiếu chất đạm. Chất đạm cung cấp acid amin cần thiết cho việc tạo chất dẫn truyền thần kinh. Thiếu hụt chất đạm có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và tăng khả năng mắc trầm cảm và lo lắng.

Không nên xem nhẹ vai trò của chất đạm trong cơ thể. Để đảm có được sức khỏe toàn diện, hãy đảm bảo luôn cung cấp đủ lượng chất đạm cùng những chất dinh dưỡng thiết yếu khác qua chế độ ăn uống hàng ngày.

 
Việt Tiến (Theo Hultrahuman.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp