9 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp stress

Đầu óc luôn căng thẳng, stress ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Phân biệt stress thông thường với rối loạn tâm lý

Bật mí những cách làm giảm căng thẳng trong công việc

Giải pháp cải thiện giấc ngủ cho người căng thẳng, stress

Cách nào lấy lại tinh thần do căng thẳng, stress?

Đau đầu vào cuối tuần

Nghe có vẻ vô lý, nhưng người gặp stress thường gặp phải cơn đau đầu nghiêm trọng vào cuối tuần rảnh rỗi. Theo BS Todd Schwedt – Giám đốc Trung tâm về Đau đầu, Đại học Washington (Mỹ), sau một tuần làm việc căng thẳng, mức độ stress giảm đột ngột lại có thể kích thích cơn đau nửa đầu (do sự co thắt của các vùng mạch máu ở não). Vào cuối tuần, bạn nên duy trì giờ giấc sinh hoạt, ăn ngủ như trong tuần để hạn chế tình trạng đau đầu.

Đau bụng kinh dữ dội

Những chị em gặp phải stress nghiêm trọng có nguy cơ đau bụng kinh dữ dội cao gấp đôi. Nguyên nhân có thể do hormone stress tăng cao, kéo theo sự rối loạn nội tiết tố. Khi đó, việc tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp chị em cải thiện stress cũng như cơn đau bụng kinh.

Đau miệng

Căng thẳng có thể tàn phá sức khỏe răng miệng của bạn

Căng thẳng có thể "tàn phá" sức khỏe răng miệng của bạn

Cơn đau xuất hiện ở xương hàm có thể là dấu hiệu bạn nghiến răng trong giấc ngủ. Tình trạng này thường nghiêm trọng hơn trong giai đoạn stress. Bạn có thể tham khảo ý kiến của nha sỹ, sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm để ngăn tình trạng nghiến răng.

Chảy máu chân răng

Một nghiên cứu của Brazil chỉ ra rằng, người gặp stress có nguy cơ mắc các bệnh về nha chu cao hơn. Các nhà khoa học cho rằng, nồng độ hormone căng thẳng cortisol kéo dài liên tục làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu lợi. Dù công việc có bận rộn đến đâu, bạn vẫn nên dành thời gian ăn ngủ, tập luyện điều độ, không quên vệ sinh răng miệng đều đặn.

Gặp ác mộng

Thông thường, giấc mơ có chiều hướng tích cực, giúp bạn thức giấc với tâm trạng thoải mái hơn. Tuy nhiên, khi bạn gặp stress nghiêm trọng, giấc ngủ thường chập chờn, đi kèm ác mộng và những hình ảnh tiêu cực. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên ngủ đủ 7-8 tiếng/đêm, hạn chế dùng caffeine và rượu trước giờ ngủ.

Nổi mụn bất thường

Stress khiến da dễ bị nổi mụn hơn, đồng thời làm nặng hơn tình trạng mụn đang có sẵn

Stress khiến da dễ bị nổi mụn hơn, đồng thời làm nặng hơn tình trạng mụn đang có sẵn

Stress là một trong những yếu tố gây ra nổi mụn ồ ạt, đặc biệt là mụn trứng cá ở người trưởng thành bởi nó kích thích phản ứng viêm trong cơ thể. Để góp phần cải thiện mụn trứng cá, bạn có thể sử dụng mỹ phẩm chứa acid salicylic hoặc benzoyl peroxide nồng độ thấp. Đừng quên dưỡng ẩm cho da với kem dưỡng không chứa thành phần gây bít tắc lỗ chân lông. Nếu làn da nổi mụn do stress không cải thiện sau vài tuần, bạn nên đi thăm khám da liễu để được can thiệp đúng cách.

Làn da ngứa ngáy

Cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo âu là một trong các tác nhân kích thích các rễ thần kinh, tạo ra cảm giác ngứa ngáy. Ngoài ra, các bệnh da liễu gây ngứa ngáy khó chịu như viêm da tiếp xúc, eczema, vảy nến cũng ảnh hưởng lớn tới ngoại hình của người mắc, tạo nên vòng luẩn quẩn stress.

Dị ứng nghiêm trọng hơn bình thường

Nghiên cứu tại Đại học Y khoa bang Ohio (Mỹ) chỉ ra rằng, người có cơ địa dị ứng gặp phải nhiều triệu chứng dị ứng hơn sau khi làm một bài kiểm tra gây ra tâm trạng lo âu, căng thẳng. Các hormone gây stress kích thích sản sinh IgE – một globulin miễn dịch gây ra các rối loạn dị ứng trong cơ thể.

Đau dạ dày

Ngoài mất ngủ, đau đầu, stress và rối loạn lo âu còn gây ra triệu chứng đau dạ dày. Giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra là ruột non và não bộ đều liên quan tới hệ thống thần kinh trung ương: Các phản ứng của não trước stress cũng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Bên cạnh việc kiểm soát căng thẳng, bạn nên thăm khám để tìm ra các nguyên nhân gây đau dạ dày khác.

 
Quỳnh Trang (Theo Women's Health Mag)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp