Ăn nhiều đồ ngọt có liên quan đến suy giảm trí nhớ
Ăn quá nhiều đường gây hại cho da thế nào?
Ăn nhiều đường và muối làm tăng nguy cơ đột quỵ
Video: Ăn nhiều đường có bị bệnh đái tháo đường không?
Đường và ung thư: Chuyên gia nói gì về mối quan hệ này?
Chuyên gia dinh dưỡng Melanie Murphy Richter, Đại học California tại Irvine (Mỹ) cho biết, không phải tất cả các loại đường đều không tốt cho sức khỏe. Đường tự nhiên từ trái cây nguyên chất, carbs phức tạp và rau củ giàu tinh bột cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Do đó, đường tự nhiên thường không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Ngược lại, lạm dụng đường bổ sung đang là nguy cơ gây ra một số bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim, ung thư và béo phì, đồng thời liên quan đến các triệu chứng trầm cảm, lo âu và sự suy giảm nhận thức.
Tâm trạng thất thường
Ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến sự dao động của lượng đường trong máu. Gíao sư, tiến sĩ tâm lý học Benson Munyan, Đại học Central Florida (Mỹ) cho biết, khi lượng đường trong máu tăng đột ngột, bạn có thể thấy tâm trạng và mức năng lượng tạm thời được nâng lên. Đến khi mức đường huyết giảm thấp, có khả năng bạn sẽ dễ cáu kỉnh, mệt mỏi, thậm chí lo âu. Những thay đổi tâm trạng này xảy ra thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe tinh thần nói chung.
Murphy Richter nhấn mạnh, những người ăn quá nhiều đường thường gặp phải tình trạng lượng đường trong máu tăng vọt trong suốt cả ngày và sau đó lại giảm nghiêm trọng. Sự dao động đột ngột của đường huyết thường khiến nhiều người có tâm trạng thất thường, khó chịu và lo âu. Chế độ ăn nhiều đường còn làm giảm sự sản sinh chất dẫn truyền thần kinh thiết yếu như serotonin - chất đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Theo thời gian, tình trạng này có nguy cơ dẫn đến trầm cảm.
Suy giảm chức năng nhận thức
Ăn quá nhiều đường có thể gây hại cho khả năng nhận thức, gồm cả trí nhớ và khả năng học tập. Benson Munyan cho biết, đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng lạm dụng đường có liên quan đến giảm hoạt động của các synap (synap thực hiện chức năng kết nối giữa các noron thần kinh và giữa các noron với tế bào khác), dẫn đến khó tập trung và ảnh hưởng đến hiệu quả nhận thức.
Gia tăng sự lo âu
Benson Munyan cho biết thêm, ăn quá nhiều đường còn làm tăng thêm tình trạng căng thẳng và lo âu. Như trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Neuroscience & Biobehavioral Reviews năm 2019, khi ăn thực phẩm có đường, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn insulin để giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Giải phóng insulin thường khiến đường huyết giảm đột ngột, gây ra phản ứng căng thẳng trong cơ thể, gia tăng cảm giác lo âu.
Ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ
Ăn quá nhiều đồ ngọt, đặc biệt là ăn vào cuối ngày, có thể cản trở nhịp sinh học bình thường của cơ thể và làm giảm khả năng chìm vào giấc ngủ. Không ngủ đủ giấc làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm bên trong, cản trở khả năng tự chữa lành của cơ thể.
Suy giảm trí nhớ và khả năng học tập
Theo nghiên cứu được đưa trên website của Trường Y Harvard năm 2016 về mối liên hệ giữa ăn đường và sức khỏe não bộ, chế độ ăn nhiều đường ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn và khiến bạn khó khăn hơn trong việc học hỏi và xử lý thông tin.
Giảm khả năng kiểm soát căng thẳng
Murphy Richter cho biết, ăn quá nhiều đường có thể làm giảm trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận (Hypothalamic - Pituitary - Adrenal hay HPA), giảm khả năng kiểm soát căng thẳng. Trục HPA là một phần quan trọng trong hệ thống phản ứng căng thẳng của cơ thể. Trục HPA mất cân bằng có thể làm giảm khả năng kiểm soát căng thẳng, dẫn đến nhiều rối loạn liên quan như lo âu, trầm cảm.
Nguy cơ mắc một số bệnh thoái hóa thần kinh cao hơn
Cũng theo Murphy Richter, lạm dụng đường làm tăng mức độ viêm bên trong, do đó làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh thoái hóa thần kinh. Tình trạng viêm mạn tính trong cơ thể là yếu tố tác động trực tiếp đến các tình trạng thoái hóa thần kinh, như bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ.
Bình luận của bạn