- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bà bầu có nên ăn cua?
5 lý do khiến bà bầu sẩy thai sau 3 tháng đầu thai kỳ
Cẩn thận với 5 nguy hiểm trong các loại hải sản
Ăn hải sản có làm tăng cholesterol?
Nấu cháo hải sâm - món ăn ngon, siêu bổ dưỡng
Ăn cua khi trong thời kỳ mang thai có an toàn?
Có, miễn là cua được làm sạch và nấu chín đúng cách. Các sản phẩm từ cua như thịt cua chưa chín, sushi hay sashimi là những thực phẩm không an toàn với phụ nữ mang thai. Bởi những thực phẩm này không được nấu chín, có thể gây hại cho cả bà bầu và thai nhi.
Bạn không nên ăn các cơ quan và ruột của động vật có vỏ và cá vì chúng có thể chứa nồng độ thủy ngân cao. Nguy cơ lớn nhất khi ăn hải sản trong thời kỳ mang thai là chúng chứa chất gây ô nhiễm tự nhiên như PCBs (polyclorinated biphenyls), thủy ngân và dioxin.
Ngoài ra, FDA cho biết cua đông lạnh có nguy cơ lây nhiễm listeria. Tốt nhất, hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi muốn ăn cua, đặc biệt là khi mức cholesterol của bạn không được kiểm soát.
Các yếu tố cần xem xét khi ăn cua trong khi mang thai:
1. Chọn mua cua
Loại hải sản an toàn nhất khi mang thai là cua hoàng đế (king crab). Các loại cua phổ biến là cua xanh, cua tuyết và cua Dungeness, nhưng chúng không được coi là an toàn như cua hoàng đế vì chúng có hàm lượng thuỷ ngân cao.
Cua hoàng đế chứa hàm lượng thủy ngân thấp
Thủy ngân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của thai nhi, và gây ra một số biến chứng về sức khỏe của bà bầu. Mặc dù cua là một trong những hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân thấp nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi ăn.
2. Tránh các món cua sống hoặc cua chưa chín hoàn toàn
Cua sống hoặc cua chưa nấu chín có thể bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây ngộ độc thực phẩm. Chúng ảnh hưởng đến cả sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi.
3. Không ăn thịt cua đông lạnh
Thịt đông lạnh dễ bị nhiễm khuẩn. Theo các chuyên gia thuộc trường Đại học Colorado State, bạn có thể chọn cua được bảo quản trong hộp hoặc túi kín.
4. Chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến
Rửa sạch tất cả dụng cụ và khu vực chuẩn bị thức ăn trước và sau khi làm cua tươi. Bạn nên sử dụng dao và kéo riêng. Cất trữ phần cua còn thừa trong hộp kín trong tủ đá. Vứt bỏ bất kỳ món ăn nào còn thừa nếu để bên ngoài (ở nhiệt độ phòng) trong hơn 2 giờ.
Ăn cua khi mang thai có lợi ích gì?
1. Trợ giúp sự phát triển tổng thể của thai nhi: Cua chứa nhiều các acid béo omega-3, protein, vitamin A và D. Vì vậy, ăn cua trong thời gian mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
2. Tăng cường miễn dịch của bạn: Amino acid và chất chống oxy hoá trong thịt cua giúp cải thiện năng lượng và hệ miễn dịch của bạn trong thời kỳ mang thai.
3. Chống thiếu máu: Cua chứa hàm lượng sắt cao, giúp tránh bị thiếu máu khi mang thai. Nó cũng giúp duy trì mức hemoglobin lành mạnh ở em bé sau khi sinh.
4. Có nhiều calci: Hàm lượng calci cao giúp thúc đẩy sự phát triển xương và răng của em bé.
5. Hàm lượng calo thấp: Thịt cua chứa rất ít calo, bạn có thể ăn mà không phải lo lắng gì về việc tăng cân.
6. Cholesterol thấp: Những bà mẹ có mức cholesterol bình thường hoặc thấp có thể ăn cua, nhưng những người có mức cholesterol cao tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi ăn.
7. Cua chứa folate: Cua cũng chứa folate - dưỡng chất này giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.
Lượng cua nên ăn
Phụ nữ mang thai có thể ăn 170gr cua, 2 lần một tuần. Cua hoàng đế chứa nồng độ thủy ngân thấp nhất, bởi vậy đây là loại cua an toàn nhất cho bà bầu. Các loại cua khác như cua xanh, cua tuyết và cua Dungeness có hàm lượng thuỷ ngân cao hơn, do đó bạn nên ăn ít hơn 170gr một tháng. Để an toàn hơn, tốt nhất nên tránh những loại cua này trong thai kỳ.
Bình luận của bạn