Thưởng thức bánh Trung thu cùng trà ngon có lợi cho sức khỏe
Mẹo ngưng thèm đồ ngọt sau bữa tối
Cách ăn uống lành mạnh khi đối mặt với stress
Thiếu hụt dinh dưỡng gây ra cơn thèm đồ ngọt
Làm sao để giảm cảm giác thèm ngọt khi “cai” đồ ngọt?
Bánh Trung thu là món ngon không thể thiếu mỗi dịp Rằm tháng Tám. Tùy theo kích cỡ và hương vị nhân, mỗi chiếc bánh Trung thu có thể chứa từ 400-1000kcal. Các nguyên liệu như bột, mỡ đường, nước đường, mứt, trứng muối… đều chứa nhiều năng lượng, khiến không ít người lo ngại tăng cân sau khi thưởng thức.
Theo bà Chow Pek Yee – Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Khoo Teck Puat (Singapore), ước tính 1/8 chiếc bánh Trung thu thông thường chứa khoảng 100kcal. Bạn cần phải đi bộ nhanh 22 phút mới có thể đốt cháy lượng calorie chỉ trong một miếng bánh Trung thu nhỏ.
Còn theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu Du lịch Macau (IFTM), một chiếc bánh Trung thu nhân sen nhuyễn trứng muối (1 trứng, đường kích 10cm và dày 3cm) chứa khoảng 840kcal. Trong khi đó, nhu cầu năng lượng của một người trưởng thành là 2000kcal/ngày. Chỉ 1 chiếc bánh Trung thu đã cung cấp năng lượng bằng 4 bát cơm trắng.
Bánh Trung thu ngàn lớp với vỏ mỏng, nhân thường là hỗn hợp hạt, chứa khoảng 400-500kcal. Năm nay, thị trường còn ưa chuộng bánh Trung thu mochi nhân kem. Tổng calorie của mỗi chiếc bánh phụ thuộc vào kích cỡ và phần nhân, ước tính 1 chiếc 100gr chứa khoảng 200-300kcal.
Ngay cả khi bạn chọn sản phẩm được dán nhãn "healthy", "ít đường", chưa chắc sản phẩm đã là lựa chọn thực sự lành mạnh. Bà Chow giải thích: "Khi bỏ bớt một nguyên liệu để giảm lượng đường, người sản xuất có thể phải thêm các nguyên liệu khác để giữ được vị ngon, ví dụ như tăng lượng chất béo". Bạn nên đọc bảng thành phần dinh dưỡng và so sánh bánh "healthy" với bánh thông thường trước khi quyết định thưởng thức.
Bên cạnh đó, bà Chow khuyến cáo, không thể dùng bánh Trung thu thay thế cho bữa tối hay bữa ăn chính trong ngày. Thay vào đó, cách thưởng thức bánh Trung thu tốt nhất là chia sẻ cùng bạn bè, người thân. Bạn có thể ăn bánh Trung thu cùng trái cây tươi (như bưởi, cam), uống một ly trà nóng (trà xanh, trà mạn) và thức uống lành mạnh khác. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa khi quây quần cùng người thân bên mâm cỗ trông trăng trong ngày Tết đoàn viên. Lời khuyên này giúp bạn tận hưởng đêm trăng tròn bên gia đình mà vẫn không lo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Chia sẻ với Michelin Guide, nghệ nhân trà Kezia Chan tại Singapore giới thiệu một số cách thưởng trà với bánh Trung thu để nâng tầm hương vị, đồng thời giảm cảm giác ngán:
- Bánh Trung thu nhân sen nhuyễn trứng muối, bánh nhân hạt kết hợp cùng trà Phổ Nhĩ.
- Bánh nhân custard (kem trứng) béo ngậy nên thưởng thức cùng trà Long Tỉnh.
- Bánh Trung thu ngàn lớp kết hợp với trà Thiết Quan Âm hoặc Ô Long để giảm vị dầu.
- Bánh Trung thu có vị trà nên thưởng thức cùng trà English Breakfast (thức trà kiểu Anh, pha trộn 3 loại trà đen) hoặc Earl Grey.
- Bánh Trung thu nhân ngọt (như chocolate) cũng có thể dùng kèm trà hoa khô (hoa hồng, cúc La Mã) để bạn có thể nếm được vị ngọt của bánh mà không cảm thấy ngấy.
Bình luận của bạn