6 lợi ích bất ngờ của bắp cải đối với sức khoẻ

Bắp cải có rất nhiều có thể hỗ trợ giảm ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch

Ăn bắp cải tím giúp đường ruột khỏe mạnh?

Bà bầu ăn bông cải xanh có tốt không?

Nước ép bắp cải giúp chữa viêm loét dạ dày?

Bà bầu ăn bắp cải có an toàn?

Hỗ trợ giảm viêm

Theo nghiên cứu được đăng trên International Journal of Food Sciences and Nutrition - Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, Mỹ, trong bắp cải có những chất chống oxy hóa như kaempferol, quercetin và apigenin. Khi bạn ăn bắp cải, các hợp chất này được hấp thụ vào các mô, phản ứng với các protein tín hiệu trong tế bào tạo ra các enzym chống oxy hóa và chống viêm, giúp cơ thể loại bỏ các loại oxy có hoạt tính cao và các chất độc hại khác. Nghiên cứu các chất trên còn có tác dụng chống lại bệnh tiểu đường, thúc đẩy chức năng tim khỏe mạnh và chống béo phì.

Ngăn ngừa ung thư

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết bắp cải chứa hàm lượng vitamin C cao. Vì vậy, chế độ ăn giàu vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư phổi, vú và ung thư tuyến tụy. Trong quá trình nhai và tiêu hóa bắp cải, glucosinolate trong loại rau này sẽ phân hủy thành các hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính chống viêm tiềm ẩn, giúp giải độc các chất gây ung thư.

Hỗ trợ đông máu và tốt cho xương

Bắp cải chứa lượng Vitamin K dồi dào. Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đông máu và giúp xương chắc khỏe. Vitamin K tan trong chất béo, vì vậy khi chế biến bắp cải, bạn hãy bổ sung thêm nguồn chất béo trong chế độ ăn uống để có thể tăng khả năng hấp thụ. Bạn có thể kết hợp rau bắp cải với một số thực phẩm chứa chất béo tự nhiên như cá, thịt bò hay làm salad với bơ, nước xốt hay mayonnaise.

Ăn bắp cải có thể giúp bạn chống lại nhiều loại bệnh

Ăn bắp cải có thể giúp bạn chống lại nhiều loại bệnh

Tốt cho hệ tiêu hóa

Bắp cải là một nguồn chất xơ tốt, 1g chất xơ trong bắp cải sản sinh ra 10 calo. Chất xơ giúp lấp đầy dạ dày và khiến bạn ăn ít hơn. Bắp cải cũng có chất dinh dưỡng giữ cho niêm mạc dạ dày và ruột của bạn khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa táo bón và các rối loạn tiêu hóa khác. Chất xơ của bắp cải sẽ sẽ thúc đẩy nhu động ruột đều đặn và giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, với một số người, hợp chất lưu huỳnh trong bắp cải có thể gây đầy hơi, chướng bụng, do đó chỉ nên tiêu thụ ở mức vừa phải. Ngoài các cách ăn rau bắp cải thông thường như luộc, salad, xào, bạn có thể ăn bắp cải muối chua (dạng kim chi) có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột.

Cải thiện làn da

Bắp cải chứa nhiều vitamin C, có thể thúc đẩy sản xuất collagen, cải thiện làn da, răng và tóc. Vitamin C hỗ trợ chữa lành vết thương, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm mức độ nghiêm trọng của một số bệnh nha chu và giúp hấp thụ sắt. Hàm lượng vitamin C cao còn có vai trò quan trọng trong việc chống tia cực tím và làm giảm các dấu hiệu lão hóa da.

Bắp cải giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau COVID-19

Món súp bắp cải nhẹ nhàng hay món kim chi bắp cải có tác dụng tốt trong việc giúp phục hồi nhanh tình trạng sức khỏe sau khi nhiễm COVID-19. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2020 trên European Journal of Allergy and Clinical Immunology - Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng Châu Âu, cho thấy việc tiêu thụ bắp cải và rau lên men có thể giảm thiểu tác động của COVID-19 nghiêm trọng. Các tác giả của nghiên cứu đã cho rằng hợp chất chống oxy hóa của bắp cải có thể làm giảm tình trạng kháng insulin, làm giảm tổn thương phổi và mạch máu - hai tác dụng phụ nghiêm trọng của virus.

 
Ngọc Dung
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng