Bí quyết trường thọ: Nhất thanh, nhị bạch, tam hảo, tứ không!

Bí quyết trường thọ nằm ở 10 thói quen tốt cần duy trì ở người cao tuổi

Gợi ý mâm cơm đơn giản cho phái mạnh trổ tài ngày 8/3

Ung thư phổi giai đoạn cuối: Những điều cần biết

Ăn gì để chống lại tổn thương da do ánh nắng mặt trời?

Nên đánh răng trước hay sau bữa sáng?

Thực tế, bí quyết này đều nằm ở thói quen sinh hoạt hàng ngày của con người. Tuân thủ 10 thói quen tốt này trong cuộc sống, mỗi người sẽ có được sức khỏe tốt, sống lâu.

Nhất thanh - chế độ ăn nhẹ, điều độ, ít dầu mỡ

Chế độ ăn uống của con người, về cơ bản là điều độ, tuy nhiên việc sử dụng các loại gia vị, đồ ăn chế biến sẵn đã làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính. Vì thế, Giám đốc y học Bệnh viện Tư Lỗ Triệu Dương đã chỉ ra rằng, nếu bạn muốn "trường thọ", điều đầu tiên bạn cần làm là phải xem xét claji chế độ ăn uống của mình, ăn nhạt là có lợi nhất. Theo ông Triệu, ăn nhạt không có nghĩa là ăn chay mà là ăn đa dạng thực phẩm, lựa chọn thực phẩm tươi, giảm muối và các gia vị cay nồng khác.

Các loại thực phẩm nên ăn gồm ngũ cốc, khoai tây, rau, trái cây, các sản phẩm từ đậu nành...; các loại cá, thịt, trứng, sữa, thực phẩm giàu protein... nên ăn với lượng vừa phải.

Nhị bạch - nước đun sôi để nguội và giấc ngủ trưa

Năm 2013, Hiệp hội Người cao tuổi Trung Quốc đã công bố "Báo cáo điều tra về những người 100 tuổi ở tỉnh Giang Tô" cho thấy, 70% người sống trên 100 tuổi thích uống nước, hầu hết họ có thói quen uống nước vào buổi sáng, 90% trong số họ thường uống nước lọc.

Nhat-3_1514452870_VnEx

Chế độ ăn đảm bảo đủ chất, vận động vừa sức, ngủ ngon... sẽ giúp người cao tuổi có cuộc sống mạnh khỏe, hạnh phúc

Giáo sư Lý Phúc Hưng thuộc Viện Sức khỏe cộng đồng Bắc Kinh đã chia sẻ rằng, uống đủ nước mỗi ngày là cần thiết. Không nhất thiết phải uống đủ 6 hay 8 cốc nước mỗi ngày mà uống theo lượng cơ thể bạn cần, đừng để tới khát mới uống. Đặc biệt là người cao tuổi. Ở độ tuổi ngoài 60, các chức năng cơ thể đã suy giảm nên ít cảm thấy khát, người cao tuổi nên chủ động bổ sung nước, đặc biệt nên uống nước vào buổi sáng, sau khu ngủ dậy và trước  khi ăn sáng.

Cũng theo bác sỹ Lý, tục ngữ có câu, "Buổi trưa không ngủ, buổi chiều gục ngã" là nhắc nhở thói quen duy trì ngủ trưa để đảm bảo nguồn năng lượng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2019 của Viện Sức khỏe cộng đồng Bắc Kinh cho thấy, những người có thói quen chợp mắt buổi trưa 1-2 lần mỗi tuần ít cho nguy cơ bị đột quỵ/suy tim hơn những người hoàn toàn không ngủ trưa. 

Thời gian ngủ trưa cũng không cần quá dài, chỉ khoảng 20-30 phút, không quá 1 tiếng, rất tốt cho việc hồi phục thể chất và tinh thần.

Tam hảo - ba tốt: Tinh thần tốt, thể chất tốt, giấc ngủ tốt

Tục ngữ có câu: Tâm trạng không tốt thì mọi việc giữ gìn sức khỏe đều vô ích. Rất nhiều bệnh có liên quan đến sự kích thích của các loại nhân tố bất lợi về tinh thần, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa sinh hóa của cơ thể và làm suy giảm chức năng miễn dịch.

Người có tâm tính tốt sống lâu hơn, đây không phải là an ủi, mà là sự thật! Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí PNAS (Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Trung Quốc) phát hiện ra rằng những người lạc quan có nhiều khả năng sống lâu và trường thọ, đạt đến 85 tuổi hoặc hơn thế nữa. Trong số đó, nhóm lạc quan sống lâu hơn khoảng 10% so với nhóm không lạc quan. 

shutterstock_1554279629

Những người có tinh thần lạc quan, tích cực có cuộc sống tốt hơn (ảnh ShutterStock)

Những người có tư duy tích cực có nhiều khả năng điều chỉnh cảm xúc và định hướng hành vi của họ, đồng thời phục hồi hiệu quả hơn sau căng thẳng và khó khăn. Hơn nữa, nếu một người luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực thì sẽ dễ thoát khỏi phiền não, áp lực tâm lý được giải tỏa, nội tâm hài hòa sẽ cao hơn.

Phó Giám đốc Y khoa Trần Vĩ - Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh khẳng định, thừa cân, béo phì đe dọa sức khỏe con người từ người già cho tới người trẻ, là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, gout, các bệnh lý chuyển hóa khác. Một nghiên cứu được đăng tải năm 2018 của Tạp chí Ung thư Quốc tế đã đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy, những người bị béo phì có nguy cơ mắc 18 loại ung thư. Do vậy, duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện đầy đủ để duy trì thể chất tốt, giảm nguy cơ béo phì sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bệnh tật.

Tháng 10/2020, Ủy ban Y tế và Sức khỏe thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) đã công bố dữ liệu cuộc sống của những người trên 100 tuổi ở Hàng Châu cho thấy, phần lớn người cao tuổi đều duy trì được giấc ngủ tốt. Cụ bà Lữ Dung Vũ, sinh năm 1911, đã chia sẻ về bí quyết trường thọ của mình như sau: "Hãy đi ngủ sớm. Nhiều bạn trẻ không ngủ, chơi điện thoại đêm, thực sự không tốt."

Trên thực tế, đi ngủ sớm và dậy sớm có lợi cho sức khỏe, đó là tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm nguy cơ trầm cảm. Hãy đi ngủ trước 11 giờ đêm.

Tứ không - Từ bỏ 4 thói quen xấu

Thuốc lá: Điều đầu tiên cần làm để sống lâu sống khỏe là từ bỏ thuốc lá. Những người không hút thuốc cũng nên cảnh giác với khói thuốc thụ động. Năm 2012, "Báo cáo tác hại của thuốc lá với sức khỏe người Trung Quốc" do Bộ Y tế Trung Quốc biên soạn cho thấy có đủ bằng chứng cho thấy hút thuốc lá có thể gây Ung thư phổi, khối u ác tính ở miệng và vòm họng, Ung thư thanh quản, Ung thư thực quản, Ung thư dạ dày, Ung thư gan, tuyến tụy, Ung thư thận, Ung thư bàng quang và Ung thư cổ tử cung, bằng chứng cho thấy hút thuốc cũng có thể gây Ung thư đại trực tràng, Ung thư vú và bệnh bạch cầu cấp tính. Chưa kể, khói thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính khác, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.

5616

Tốt nhất không nên uống rượu

Rượu: Nếu bạn muốn sống lâu hơn, bạn phải bỏ rượu! Tốt hơn là không uống một giọt! Tháng 8/2018, tạp chí y khoa The Lancet đã đăng một bài báo chỉ ra rằng uống rượu đã trực tiếp dẫn đến cái chết của 2,8 triệu người trên toàn thế giới và mức uống an toàn nhất là 0, tức là không uống có lợi cho sức khỏe. Tháng 4/2019, The Lancet tiếp tục đăng một bài báo nữa về một nghiên cứu 10 năm theo dõi 510.000 người trưởng thành ở Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu thấy rằng cứ tăng 40 gam mức tiêu thụ rượu trung bình hàng ngày thì nguy cơ đột quỵ tăng 35%. Ở nam giới, uống rượu có liên quan đến 8% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ và 16% nguy cơ đột quỵ xuất huyết.

Ngồi nhiều sẽ dẫn đến máu lưu thông kém, rất có thể sẽ tích tụ ở vị trí thấp nhất của cơ thể con người. Ung thư ruột kết là một "căn bệnh của ngồi trên ghế" thường xuyên.

Bác sỹ Vương Văn Linh, Khoa Ung thư ổ bụng - Bệnh viện Ung thư Quý Châu, đã chỉ ra rằng nếu bạn thường xuyên ngồi một chỗ, nhu động ruột sẽ trở nên chậm chạp hơn, các chất có hại sẽ lưu lại trong ruột lâu hơn, kích thích niêm mạc ruột, làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.

Với những người thường xuyên phải làm việc văn phòng, phải ngồi nhiều, sau mỗi 1 tiếng làm việc nên đứng lên vận động vài phút, như đứng dậy rót một cốc nước, đi một vòng hành lang hay đi vệ sinh, để cơ thể được thư giãn.

Không làm việc quá sức: Ngày nay, nhịp sống xã hội ngày càng nhanh, ngày càng có nhiều người làm thêm giờ, thức khuya, làm việc căng thẳng, có người làm việc cả ngày không nghỉ. Tuy nhiên, cơ thể con người giống như một chiếc lò xo, làm việc quá sức trực tiếp dẫn đến khả năng miễn dịch kháng bệnh của cơ thể suy giảm nhanh chóng.

Theo ông Bành Quốc Cầu, Giám đốc Phòng khám Y học Tâm lý, Trung tâm Y tế Số 4, Bệnh viện Đa khoa PLA, có 5 bước từ mệt mỏi tới ốm yếu, đó là:

Mệt mỏi nhẹ → cơ thể nặng nề → kiệt sức → ốm yếu → bệnh nặng

Vì vậy, hãy chú ý kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, ngoài công việc ra nên nghỉ ngơi hợp lý. Hãy nghỉ ngơi ngay lập tức, đặc biệt nếu bạn cảm thấy mệt mỏi.

 
PV (lược trích)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già