Bảo vệ xương khớp bàn tay khi dùng smartphone

Tư thế cầm, giữ điện thoại trong nhiều giờ ảnh hưởng xấu tới bàn tay

“Rác” trong điện thoại, gánh nặng tinh thần

Chuyện thế giới "cai" điện thoại trong trường học

Tư thế tốt cho cổ và lưng khi sử dụng điện thoại, máy tính

Mối đe dọa sinh học từ chiếc điện thoại thông minh

Hành động thường ngày có thể gây hại cho đôi tay

Với chiếc điện thoại thông minh (smartphone), bạn có thể làm mọi thứ từ nghe gọi, nhắn tin, giải trí, lướt web… hàng giờ liên tục. Tất cả những chuyển động lặp đi lặp lại này không tốt cho đôi tay của bạn. Nhiều người nhận thấy bàn tay bị cứng, đau và căng cơ do sử dụng điện thoại quá nhiều. 

Theo BS. Ariel Williams – chuyên gia phẫu thuật bàn tay tại Trường Y, Đại học Yale (Mỹ), triệu chứng tay đau, tê bì xảy ra do hoạt động lặp đi lặp lại là vấn đề không nên chủ quan. Trong đó, dùng smartphone quá thường xuyên thể gây đau một hoặc hai ngón tay cái. Ngón cái phải co gập liên tục khi nhắn tin, chơi game cũng có thể dẫn đến viêm gân, gây ra đau nhức, cứng khớp ngón tay và có tiếng lục cục khi co duỗi.

Sử dụng điện thoại sai cách có thể khiến tình trạng viêm khớp ngón tay cái trở nặng

Sử dụng điện thoại sai cách có thể khiến tình trạng viêm khớp ngón tay cái trở nặng

Hành động dùng điện thoại trong thời gian dài còn có thể làm trở nặng các vấn đề xương khớp ở bàn tay như:

- Viêm khớp ngón cái: Khớp ngón cái sưng và đau, yếu dần và cơn đau có thể kéo dài hàng giờ sau khi cử động bàn tay.

- Đau cổ tay, ngón tay: Cầm điện thoại liên tục có thể khiến các hội chứng ống cổ tay (đường hầm cổ tay) trở nặng. Dây thần kinh giữa chạy trong đường hầm dễ bị chèn ép, từ đó ảnh hưởng đến cảm giác của các ngón tay. 

BS. Williams cũng nhấn mạnh, các xương trong bàn tay nhỏ hơn nhiều so với xương ở cánh tay hay chân. Các yếu tố như cỡ bàn tay, giới tính… có thể làm tăng nguy cơ gặp chấn thương tay do thói quen dùng smartphone quá mức. Ví dụ, người có bàn tay nhỏ dễ bị đau mỏi khớp bàn tay hơn vì phải vươn các ngón tay để bao phủ màn hình. 

Người có các khớp xương mềm dẻo bất thường và dây chằng giãn quá mức cũng dễ bị đau khớp bàn tay hơn. Phụ nữ cũng dễ mắc viêm khớp ngón tay cái hơn nam giới.

Biện pháp phòng ngừa đau tay do sử dụng điện thoại di động

Thay đổi thói quen cầm nắm, nhắn tin trên điện thoại có thể hạn chế đau nhức bàn tay

Thay đổi thói quen cầm nắm, nhắn tin trên điện thoại có thể hạn chế đau nhức bàn tay

Khi smartphone đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, bạn cần sử dụng điện thoại đúng cách để giảm thiểu tác động đến khớp bàn tay:

- Thay đổi cách cầm nắm: Hạn chế nắm chặt, khi cầm điện thoại nên giữ cổ tay thẳng hoặc chỉ hơi gập nhẹ (không ngửa cổ tay ra sau). Đổi vị trí cầm tay và cho tay nghỉ ngơi thường xuyên.

- Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Bạn có thể dùng các thiết bị hỗ trợ gắn vào điện thoại như giá đỡ có thể kê vào giữa ngón tay, giúp bạn cầm nắm dễ dàng, thoải mái mà không phải dùng lực quá nhiều. 

- Dùng các thiết bị điều khiển bằng giọng nói: Sử dụng tai nghe khi gọi điện, hoặc dùng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo để xem thời tiết, chuyển giọng nói thành văn bản mà không cần dùng tay.

- Nhắn tin, gõ phím bằng nhiều cách: Với người bị đau tay mạn tính, thay đổi thói quen nhắn tin có thể đem lại lợi ích bất ngờ. Thay vì chỉ dùng mỗi ngón tay cái, bạn hãy đổi tay thường xuyên, nhắn theo kiểu “mổ cò”, dùng thêm bàn phím rời hoặc công cụ chuyển đổi giọng nói thành văn bản để hạn chế áp lực cho thay.

Người có triệu chứng đau khớp bàn tay nhẹ nên thăm khám sớm để có biện pháp can thiệp và hạn chế thời gian sử dụng điện thoại mỗi ngày. Có nhiều liệu pháp hỗ trợ củng cố sức mạnh các cơ ở tay; Giãn cơ giúp giảm đau, cải thiện chức năng gân cơ ở cổ tay, cánh tay và ngón tay. 

 
Quỳnh Trang (Theo Yale Medicine)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp