Biện pháp xử lý mụn trên trán hiệu quả

Làm thế nào để đánh bay mụn trên trán và ngăn mụn tái phát?

Điểm mặt những nguyên nhân gây mụn

4 bước chăm sóc da giúp cải thiện mụn hiệu quả

Chăm sóc da mụn với nước cây phỉ

Làm thế nào để trị mụn tại nhà an toàn?

Làm sạch da vùng trán

Cơ chế gây mụn trứng cá nói chung và mụn trên trán nói riêng là do lỗ chân lông bị bít tắc bởi tế bào chết, bụi bẩn, dầu nhờn trên da hay cặn mỹ phẩm. Vì vậy, bạn nên duy trì thói quen làm sạch da kỹ càng để xử lý mụn. Tần suất phù hợp là rửa mặt 2 lần/ngày với sữa rửa mặt nhẹ dịu, phù hợp với tình trạng da (da dầu, da khô).

Đừng quên làm sạch phần trán sát với chân tóc, bởi đây là nơi dầu xả, sản phẩm chăm sóc tóc dễ để lại cặn làm bít tắc lỗ chân lông.

Dưỡng ẩm cho da mụn

Sự thay đổi về nội tiết do tuổi dậy thì, do chu kỳ kinh nguyệt cũng dễ khiến vùng trán tiết ra nhiều dầu. Khi đó, kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da, cân bằng độ ẩm, hỗ trợ kiểm soát dầu nhờn và giảm mụn trán.

Người bị mụn trứng cá ở trán nên chọn mỹ phẩm và kem dưỡng ẩm không chứa dầu và các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông. Bên cạnh đó, dưỡng ẩm đủ giúp giảm hiện tượng da khô, bong vảy khi bạn trị mụn trán.

Kiểm soát stress

Tập thể dục và thiền định giúp giải tỏa stress, ngăn ngừa mụn trán tái phát

Tập thể dục và thiền định giúp giải tỏa stress, ngăn ngừa mụn trán tái phát

Stress là một trong những yếu tố thúc đẩy hình thành mụn trứng cá, đặc biệt ở vùng trán. Bạn nên tìm tới các biện pháp giải tỏa căng thẳng lành mạnh như tập yoga, thiền định, thực hiện các sở thích như làm gốm, vẽ tranh…

Tập thể dục

Hoạt động thể chất vừa là cách đối phó với stress, lại vừa giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Khi bạn tập thể dục, cơ thể tiết ra hormone endorphin tạo cảm giác tích cực, vui vẻ. Ngoài ra, tập luyện đều đặn giúp tăng cường lưu thông máu tới nuôi dưỡng làn da. "Tác dụng kép" này giúp bạn kiểm soát mụn trán và giúp da nhanh phục hồi hơn.

Tránh đưa tay lên mặt

Bạn cần bỏ thói quen đưa tay lên sờ mặt hay nặn mụn trong quá trình xử lý, trị mụn trứng cá ở trán. Không chỉ dễ khiến vi khuẩn từ mụn lây sang các vùng da lành, nặn mụn còn dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ.

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn lành mạnh là yếu tố cần thiết trong quá trình điều trị mụn trán

Chế độ ăn lành mạnh là yếu tố cần thiết trong quá trình điều trị mụn trán

Để ngăn ngừa mụn trán tái phát nhiều lần, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng với thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Những thực phẩm này có thể giúp bảo vệ làn da khỏi hiện tượng viêm và sự tấn công của vi khuẩn. Thực phẩm nên ăn khi bị mụn trán gồm: Trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và nguồn protein ít béo.

Trái lại, người bị nổi mụn vùng trán nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường, đồ chiên rán, thực phẩm chứa tinh bột qua tinh chế. Một số người dễ bị nổi mụn khi sử dụng chế phẩm từ sữa, bạn có thể theo dõi phản ứng của da và cắt giảm sữa nếu nhận thấy hiện tượng này.

Uống nhiều nước

Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp quá trình thải độc tự nhiên diễn ra trơn tru. Nhờ đó, bạn có thể nhận thấy làn da có những cải thiện tích cực, trong đó thấy mụn trán sạch dần.

Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Người bị nổi mụn ở trán không nên quên dùng kem chống nắng trước khi ra ngoài. Kem chống nắng quang phổ rộng, SPF từ 30 trở lên giúp bảo vệ vùng trán khỏi tia UV, giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm sau khi bị mụn. 

Thăm khám da liễu

Trong trường hợp mụn trán dai dẳng, nhiều mụn viêm, bạn nên thăm khám tại các cơ sở chuyên gia da liễu để được điều trị. Thuốc bôi ngoài da chứa benzoyl peroxide, acid salicylic hoặc sulfur có thể dùng để trị mụn mức độ nhẹ đến trung bình. Việc dùng liệu pháp laser, thuốc kê đơn, thuốc nội tiết cần được bác sĩ chỉ định.

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu