- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Sinh tố, nước trái cây
Sinh tố pha chế đúng cách giúp tăng khẩu phần rau củ quả, hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Cách kích hoạt hormone GLP-1 hỗ trợ giảm cân tự nhiên
10 loại rau củ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết
Đái tháo đường lâu năm, làm cách nào hạ đường huyết và ổn định HbA1c?
Sáng ngủ dậy đường huyết tăng cao do đâu, điều trị thế nào?
Sinh tố là thức uống vừa tiện lợi, lại giúp bổ sung rau củ quả nhanh gọn cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, nhiều khuyến cáo của ngành y tế lại coi đây là thức uống tương tự nước ép, tức là chứa nhiều đường hấp thu nhanh, do đó không nên thưởng thức quá 150ml mỗi ngày. Không ít người lo ngại uống sinh tố làm đường huyết tăng nhanh, kéo theo nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường type 2.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng châu Âu (European Journal of Clinical Nutrition), sinh tố vẫn giữ được hàm lượng chất xơ cao, từ đó không gây ra phản ứng tăng đường huyết tiêu cực. Thậm chí, khi được pha chế từ nguyên liệu lành mạnh, sinh tố còn hỗ trợ kiểm soát tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn.
Trước đó, đã có nhiều bằng chứng cho thấy, ăn trái cây ở dạng sinh tố, ví dụ như xoài, không làm đường huyết tăng lên nhiều hơn khi ăn nguyên quả.

Sinh tố sử dụng quả mọng, trái cây còn nguyên hạt có lợi cho quá trình kiểm soát đường huyết
Người cần kiểm soát đường huyết thường để ý đến chỉ số GI (Glycemic Index, so sánh tốc độ đường huyết tăng sau khi ăn một thực phẩm với đường glucose, được tính theo thang điểm từ 0 đến 100). Nghiên cứu phát hiện, sinh tố kết hợp nhiều loại quả như mâm xôi, chanh leo, chuối, xoài, dứa, kiwi… có chỉ số GI 32,7, trong khi lượng trái cây tương đương có GI 66,2. Kết quả này cũng được ghi nhận ở món sinh tố táo và mâm xôi đen.
Theo các chuyên gia đến từ Đại học Plymouth (Vương quốc Anh), lý do đằng sau hiện tượng này có thể là nhờ chất xơ trong trái cây, đặc biệt là các loại quả ăn được cả hạt. Khi ăn trái cây nguyên quả, bạn phải nhai kỹ ở khoang miệng, các enzyme trong nước bọt sẽ bắt đầu phân giải carbohydrate phức tạp trong trái cây.
Trái lại, thưởng thức sinh tố sẽ bỏ qua bước này, từ đó ảnh hưởng phần nào đến tốc độ hấp thụ đường vào máu. Một vài thử nghiệm cho thấy, quá trình xay làm tăng chất xơ từ hạt, làm chậm tốc độ hấp thụ đường ở ruột non và không làm đường huyết tăng cao.

Hạt lanh giàu chất xơ hòa tan, khi thêm vào sinh tố giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường
Đặc biệt, khi thêm hạt lanh vào sinh tố chuối và xoài, chỉ số đường trong thực phẩm và đường huyết sau ăn đều giảm đi đáng kể. Một thử nghiệm còn ghi nhận, thêm sữa chua vào sinh tố giúp giảm mức tăng đường huyết tới 15%.
Trước những phát hiện ban đầu trên, nhóm nghiên cứu cho rằng, món sinh tố chưa chắc đã có hại với chỉ số đường huyết. Còn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về hàm lượng chất xơ có lợi, cũng như tác động của thức uống này với cảm giác no, độ nhạy insulin và tổng năng lượng hàng ngày.
Thống kê ở Vương quốc Anh cho thấy, chỉ khoảng một phần ba người trưởng thành ăn đủ 5 khẩu phần trái cây và rau mỗi ngày theo khuyến nghị. Do đó, xem lại quan điểm về món sinh tố có thể giúp khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh hơn. Tốt hơn hết nên tự pha chế sinh tố tại nhà, tránh thêm đường và chất tạo ngọt.
Bình luận của bạn