Ăn thực phẩm giàu kali có giúp hạ huyết áp tự nhiên?

Bổ sung thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp

Chỉ số huyết áp cho biết những gì về sức khỏe của bạn?

Tim đập nhanh kèm tăng huyết áp nên xử trí thế nào?

2 chiến lược đơn giản giúp kiểm soát huyết áp cao

Giảm lượng natri ăn vào giúp kiểm soát và hạ huyết áp hiệu quả

Bác sĩ Howard E. LeWine – Tổng biên tập phụ trách chuyên môn y khoa, Harvard Health Publishing trả lời:

Chế độ ăn chứa quá nhiều natri (chủ yếu trong muối ăn) và quá ít kali có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Đảo ngược sự mất cân bằng này có thể giúp bạn phòng ngừa, kiểm soát chỉ số huyết áp, cũng như giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong do bệnh tim mạch sau này.

Chất điện giải kali đóng vai trò quan trọng với chức năng cơ bắp. Kali còn giúp giãn thành mạch máu, từ đó giảm huyết áp và phòng ngừa nguy cơ co thắt cơ bắp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chế độ ăn ít kali, tình trạng tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ cao.

Ngược lại, người bệnh tăng huyết áp có thể giảm huyết áp tâm thu đáng kể nhờ tăng cường ăn thực phẩm giàu kali. Một số nguồn kali dồi dào gồm trái cây, rau củ, đậu và một số loại hạt. Một quả chuối cỡ vừa cung cấp khoảng 425mg kali.

Cà chua, bơ, chuối, một số loại hạt và hoa quả sấy khô đều có hàm lượng kali cao

Cà chua, bơ, chuối, một số loại hạt và hoa quả sấy khô đều có hàm lượng kali cao

Nhiều người bệnh tăng huyết áp có mục tiêu giảm cân để ổn định huyết áp. Nếu bạn cũng rơi vào trường hợp này, bạn có thể cân nhắc ăn thực phẩm giàu kali và ít calorie, ít carbohydrate như: Bông cải xanh, cải bó xôi và các loại rau lá xanh khác. Bí ngô, khoai lang, dưa lưới, kiwi, đào… cũng chứa lượng kali cao, dù có nhỉnh hơn về calorie và carb.

Thông thường, khi bạn nạp vào cơ thể quá nhiều kali, lượng kali dư thừa được thận xử lý. Tuy nhiên, người mắc bệnh suy thận không thể bài tiết kali ra ngoài. Khi đó, chế độ ăn giàu chất điện giải này có thể làm tăng kali máu – tình trạng nguy hiểm tới sức khỏe. Nếu bạn có bệnh lý tại thận, nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để có chế độ ăn phù hợp.

Thực phẩm giàu kali nhìn chung đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng viên uống bổ sung kali lại cần có khuyến cáo của bác sĩ. Một số loại thuốc như spironolactone, amiloride, eplerenone hoặc triamterene có thể cản trở khả năng điều tiết kali của thận.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp (như thuốc ức chế men chuyển ACE hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin), thuốc chống viêm NSAID liều cao như ibuprofen cũng có thể làm hàm lượng kali trong máu tăng tới mức nguy hiểm, nhất là khi kết hợp cùng thực phẩm bổ sung kali. Đây là những điều bạn nên cân nhắc trước khi có ý định dùng thực phẩm bổ sung kali với mục tiêu kiểm soát huyết áp.

Chúc bạn sức khỏe!

 
Quỳnh Trang (Theo Harvard Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi