Triệu chứng co cứng, rối loạn bàng quang hoặc lo âu làm người mắc đa xơ cứng mất ngủ
2 kỹ thuật thở trong yoga giúp đẩy lùi lo âu, căng thẳng
4 thực phẩm và đồ uống ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn
Sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn?
5 thực phẩm giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn
Bệnh đa xơ cứng là một bệnh mạn tính liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Nguyên nhân do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lớp bảo vệ xung quanh các sợi thần kinh, dẫn tới ảnh hưởng đến não và tủy sống.
Thống kê cho thấy, có hơn 50% người mắc bệnh đa xơ cứng gặp rối loạn giấc ngủ. Giấc ngủ kém dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
Để cải thiện giấc ngủ, người bệnh có thể áp dụng một vài biện pháp sau đây:
Làm dịu tình trạng co thắt cơ
Triệu chứng bệnh đa xơ cứng phổ biến là co cơ, cứng cơ hoặc co thắt không tự chủ, nhất là trong giấc ngủ. Ban ngày, việc đi lại và dùng thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Nhưng khi nằm ngủ, cơn co thắt thường trở nặng hơn.
Các chuyên gia khuyến nghị, để hạn chế co thắt cơ về đêm, người bệnh đa xơ cứng nên giữ phòng ngủ mát mẻ, khô thoáng. Mặc đồ ngủ rộng rãi cũng giúp hạn chế nguy cơ đau nhức do co cơ.
Trước giờ ngủ, bạn có thể dành vài phút để tập yoga, hít thở sâu, giãn cơ để thả lỏng cơ bắp.
Giảm tần suất tiểu đêm
Ngay cả với người dễ ngủ, phải tỉnh giấc nhiều lần để đi vệ sinh ban đêm cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình nghỉ ngơi. Chứng tiểu đêm cũng khá thường gặp ở người bệnh đa xơ cứng, nhiều người còn đi tới 4-5 lần/đêm.
Nếu nguyên nhân tiểu đêm không do các bệnh viêm đường tiết niệu, bạn nên hạn chế uống quá nhiều nước vào buổi tối. Trước khi ngủ, hãy cố gắng tiểu tiện để làm sạch bàng quang.
Ngoài ra, các chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn tập các bài rèn luyện cơ sàn chậu cũng như bàng quang như Kegel.
Giảm hiện tượng tê ngứa
Một triệu chứng phổ biến khác ở người bệnh đa xơ cứng là tê ngứa chân tay, thường trở nặng vào buổi tối. Tùy từng trường hợp, cảm giác tê ngứa có thể giống như kim châm, hoặc nóng rát ở cánh tay, cẳng chân.
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tập các bài hít thở sâu, giãn cơ hoặc các biện pháp thư giãn nhẹ nhàng khác.
Hội chứng chân không yên
Cứ 4 người mắc đa xơ cứng thì sẽ có 1 người gặp phải hội chứng chân không yên. Do nguyên nhân đến từ sự rối loạn hệ thần kinh, người bệnh có thôi thúc muốn di chuyển chân, hoặc chân co giật. Tình trạng này cũng là một trong những yếu tố cản trở giấc ngủ.
Hội chứng chân không yên có thể liên quan tới hiện tượng thiếu sắt. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ, bổ sung sắt nếu cần. Việc massage chân trước khi ngủ, đặc biệt ở vùng cơ hay bị co giật, cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.ư
Cải thiện tình trạng lo âu
Bệnh đa xơ cứng có thể khiến người bệnh căng thẳng và lo âu, hoặc khiến rối loạn lo âu sẵn có trở nặng. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có liệu pháp can thiệp phù hợp.
Bình luận của bạn