6 cách giúp ổn định huyết áp tự nhiên an toàn, hiệu quả cao

Những thay đổi nhỏ trong lối sống giúp bạn kiểm soát huyết áp tự nhiên

Hở van 2 lá, rối loạn nhịp tim nên điều trị thế nào?

Người bệnh huyết áp cao nên ăn gì?

Tăng huyết áp vô căn có nguy hiểm không?

Thói quen ăn uống tốt cho người bệnh tim trong mùa Đông

Hoạt động thể chất thường xuyên

Tập thể dục không chỉ giúp huyết áp ổn định mà còn giúp bạn kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm mức độ căng thẳng. Theo BS Colin A. Craft tại Trung tâm Tim mạch và Mạch máu Penn Washington Square (Mỹ), bạn nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ vận động vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh, chạy bộ, khiêu vũ.

Ăn giảm muối

Thông thường mọi người không nhận ra mình đang ăn quá nhiều muối. Lượng muối khuyến cáo hàng ngày là 2,3gr, trong đó giới hạn lý tưởng là dưới 1,5gr muối mỗi ngày, đặc biệt đối với những người bị tăng huyết áp.

Theo BS Craft, việc giảm một lượng nhỏ muối trong chế độ ăn uống cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ hạ huyết áp. Để giảm muối trong chế độ ăn uống, hãy thử những mẹo sau:

- Đọc nhãn thực phẩm để tìm sản phẩm ít muối.

- Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn vì thường chứa lượng muối cao.

- Hạn chế nêm nếm quá nhiều muối. Tăng cường sử dụng các gia vị khác như tỏi, rau thơm và các gia vị khác thay vì sử dụng nhiều muối để tăng thêm hương vị cho các món ăn yêu thích của bạn.

Bổ sung thực phẩm giàu kali

Kali là một chất điện giải quan trọng trong cơ thể và có tác dụng giảm huyết áp nhờ làm tăng thải natri qua đường nước tiểu. Ngoài ra kali còn giúp cân bằng nước, điện giải, giúp ổn định nhịp tim và hệ tim mạch, góp phần cải thiện huyết áp.

Thực phẩm giàu kali bạn nên ăn gồm: Trái cây (như chuối, dưa, cam, mơ, bơ và cà chua), sữa, sữa chua, rau lá xanh, khoai tây và khoai lang, cá ngừ và cá hồi, đậu, các loại hạt.

Lưu ý: Bạn nên tham khảo tư vấn của bác sỹ về mức kali phù hợp với bạn. Nếu bạn bị bệnh thận thì nên tránh bổ sung quá nhiều kali tránh tạo gánh nặng cho thận.

Hạn chế uống rượu

Người tăng huyết áp nên nói không với rượu bia

Người tăng huyết áp nên nói không với rượu bia

Uống quá nhiều rượu có thể khiến huyết áp tăng đột ngột. Các loại đồ uống có cồn nói chung đều chứa một lượng ethanol. Chất này chuyển hóa phần lớn tại gan, có thể làm tổn thương gan, làm rối loạn quá trình tổng hợp chất béo trong máu, gây cholesterol máu cao, từ đó làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tổn hại mạch máu và làm tăng huyết áp.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị mọi người nêu hạn chế uống rượu tới mức tối đa. Nếu uống rượu, nên chọn rượu vang, nam giới chỉ uống tối đa 2 ly mỗi ngày và phụ nữ 1 ly mỗi ngày.

Lưu ý: Nếu bạn hiện đang dùng thuốc điều trị huyết áp tăng, bạn nên đặc biệt chú ý đến lượng rượu của mình vì rượu không chỉ ảnh hưởng đến huyết áp mà còn có thể làm giảm hiệu quả của thuốc huyết áp.

Giảm căng thẳng

Stress, áp lực, căng thẳng thần kinh có thể gây tăng huyết áp tạm thời. Trong hầu hết các trường hợp, khi căng thẳng được giải quyết, nhịp tim và huyết áp của bạn sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, căng thẳng mạn tính có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ.

Tuy không thể tránh hoàn toàn được stress, bạn vẫn có thể học cách kiểm soát căng thẳng để hỗ trợ điều trị huyết áp như dành thời gian thư giãn, làm các việc mình thích, nuôi thú cưng…

Giải pháp từ thảo dược an toàn, hiệu quả cho người mắc tăng huyết áp

 

Để ổn định huyết áp tại nhà hiệu quả, ngoài áp dụng những cách kể trên người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa bộ 5 thảo dược giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả như: Cao cần tây, cao tỏi, cao lá dâu tằm, nattokinase, cao hoàng bá...

Nghiên cứu năm 2013 cho thấy, cao cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38 mmHg. Cao cần tây chỉ tác động lên tình trạng tăng huyết áp mà không ảnh hưởng trên huyết áp bình thường, vì thế không gây tụt huyết áp, đặc biệt rất phù hợp với bệnh nhân bị tình trạng huyết áp không ổn định.  

Đặc biệt, sự kết hợp của cần tây với tỏi còn góp phần hạ huyết áp, tăng sức đề kháng, giảm cholesterol và lipid máu, khiến việc lưu thông máu dễ hơn. Cao dâu tằm, nattokinase và berberin trong hoàng bá cũng hỗ trợ giãn mạch máu, ổn định nhịp tim, giảm độ nhớt máu từ đó giúp hạ huyết áp.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế (năm 2021), 92.8% người dùng sản phẩm thảo dược chứa cao cần tây, cao tỏi, hoàng bá, lá dâu tằm cảm thấy hài lòng về hiệu quả giúp giảm và ổn định huyết áp.

Để hạ và ổn định huyết áp tại nhà hiệu quả bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ, ăn uống - sinh hoạt lành mạnh, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cao cần tây mỗi ngày.

Nguyễn Thanh (Theo pennmedicine)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương – Dùng cho người tăng huyết áp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương với thành phần từ: Cao cần tây, chiết xuất tỏi, cao lá dâu tằm, magiê (dưới dạng magnesium citrate), kali (dưới dạng potassium chloride), nattokinase, cao hoàng bá...

Sản phẩm dùng cho những người tăng huyết áp do xơ vữa động mạch; Người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.

Hướng dẫn sử dụng:

Uống 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khi huyết áp ổn định, dùng 2-4 viên/ngày, chia 2 lần. Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Nên uống theo đợt từ 3-6 tháng.

XNQC: 1078/2020/XNQC-ATTP

Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ: 024. 38461530 - 028. 62647169

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch