Bỏ thói quen ăn mặn để hạ huyết áp

Thói quen ăn muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh tăng huyết áp

Những nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột không nên bỏ qua

Những điều cần biết về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp

Thực phẩm cần tránh khi bị tăng huyết áp

Mối quan hệ giữa muối ăn và huyết áp

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực của dòng máu lên thành động mạch tăng cao. Người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp khi có chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

Vai trò của muối, đúng hơn là natri, trong cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp được biết đến từ đầu thế kỷ 20. Lượng muối ăn được hấp thụ mỗi ngày vượt quá khả năng đào thải của thận là nguyên nhân gây tăng áp suất thẩm thấu máu, dẫn đến giữ nước, làm tăng thể tích tuần hoàn. Hậu quả kéo theo là tăng cung lượng tim, dẫn đến tăng huyết áp.

Khi phân tích trên những người có cùng điều kiện và lối sống, các nhà nghiên cứu nhận thấy, người ăn mặn có xu hướng mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn. Một số thí nghiệm trên động vật cho thấy, hấp thụ lượng muối ăn lớn kéo theo sự tăng oxy hóa và tổn thương thận, hậu quả lâu dài là tăng huyết áp.

Người tăng huyết áp cần tránh xa các món chứa nhiều muối như dưa chua

Người tăng huyết áp cần tránh xa các món chứa nhiều muối như dưa chua

Theo ước tính, mỗi người Việt đang ăn khoảng 9gr muối mỗi ngày. Lượng muối này gấp đôi khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới cũng như Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra là 5gr/ngày. Thói quen ăn mặn được thể hiện ở việc lựa chọn những món ăn chế biến sẵn như: Cà muối, dưa muối, thịt xông khói, đồ hộp… thường chứa lượng muối cao. Nhiều người cũng có thói quen dùng nước chấm dù món ăn đã được nêm nếm khi chế biến. Điều này vô tình làm tăng lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Giảm lượng muối trong chế độ ăn để góp phần hạ huyết áp

Ăn mặn là nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch và nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Nếu không được kiểm soát, tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não. Để góp phần kiểm soát lượng muối trong thực đơn hàng ngày, người mắc bệnh tăng huyết áp cần điều chỉnh thói quen ăn uống theo một số gợi ý dưới đây:

- Ưu tiên thực phẩm tươi, tự chế biến tại nhà để có thể kiểm soát gia vị. Nêm ít muối và các gia vị mặn (mắm, hạt nêm, bột canh, nước tương…) khi nấu ăn. Hạn chế dùng đồ hộp, thức ăn đóng gói sẵn, thực phẩm được muối chua, cá ướp muối, xúc xích.

- Ưu tiên chế biến thực phẩm bằng phương pháp luộc, hấp. Hạn chế các món xào, kho, om nêm nhiều gia vị. Không nên cho gia vị chứa nhiều muối vào nước luộc rau. Nên rửa qua thực phẩm đã ướp sẵn gia vị trước khi nấu nướng.

Để kiểm soát huyết áp, cần hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn

Để kiểm soát huyết áp, cần hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn

- Nên pha loãng nước chấm, gia vị ăn kèm và dần dần bỏ thói quen dùng nước chấm trong bữa ăn.

- Nên chọn loại nước mắm nhiều đạm, nước tương (xì dầu) ít muối.

Muối ăn và các gia vị như nước mắm giúp tạo nên hương vị đậm đà cho món ăn. Các gia đình không nên cắt giảm muối đột ngột, mà nên tập nấu ăn nhạt dần, tiết chế nêm gia vị khi không cần thiết. Bạn có thể dùng một số loại gia vị khác để làm tăng độ hấp dẫn của món ăn như: Hạt tiêu, tỏi, ớt, rau thơm, thảo mộc…

Giải pháp an toàn, hiệu quả giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp

 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, để giảm huyết áp về mức an toàn, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, uống thuốc theo chỉ định kết hợp vận động thường xuyên.

Ngoài ra, giải pháp được nhiều người tin dùng là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các thành phần cao cần tây. Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường tác động hỗ trợ hạ huyết áp thông qua các cơ chế sau: Làm giảm độ nhớt máu; Làm giãn và tăng tính đàn hồi mạch máu; Điều hòa nhịp tim; Hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch; Giảm thể tích tuần hoàn.

Đặc biệt, nghiên cứu năm 2013 cho thấy, cao cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23-38 mmHg. Tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp này kéo dài ngay cả khi đã ngừng sử dụng do tốc độ đào thải của hoạt chất N-butylphthalide trong cần tây ra khỏi cơ thể rất chậm. Sự kết hợp của cần tây với các thảo dược quý khác như: Tỏi, dâu tằm, hoàng bá... còn giúp kiểm soát cholesterol, khiến máu lưu thông dễ hơn, hạ và ổn định huyết áp hiệu quả.

Bỏ thói quen ăn mặn càng sớm giúp người bệnh ổn định chỉ số huyết áp, giảm nguy cơ tim mạch. Bên cạnh chế độ ăn uống - sinh hoạt lành mạnh, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm chứa cao cần tây mỗi ngày.

Trang Vũ

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương – Dùng cho người huyết áp cao

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương với thành phần từ: Cao cần tây, chiết xuất tỏi, cao lá dâu tằm, magiê (dưới dạng magnesium citrate), kali (dưới dạng potassium chloride), nattokinase, cao hoàng bá...

Sản phẩm dùng cho những người tăng huyết áp do xơ vữa động mạch; Người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.

Hướng dẫn sử dụng:

Uống 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khi huyết áp ổn định, dùng 2-4 viên/ngày, chia 2 lần. Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Nên uống theo đợt từ 3-6 tháng.

XNQC: 1078/2020/XNQC-ATTP

Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ: 024. 38461530 - 028. 62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch