- Chuyên đề:
- Mụn
Người bị mụn cần chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều rau củ quả
7 vị trí mọc mụn trứng cá cảnh báo cơ thể đang "cầu cứu"
Lưu ý khi giặt quần áo đối với người bệnh chàm
“Thủ phạm” gây mụn bọc ở mũi
5 sai lầm trong ăn uống làm tổn hại đến làn da
Cá béo
Nếu bạn đang nổi mụn trứng cá, các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu… là thực phẩm bạn nên ăn thường xuyên. Đây là nguồn acid béo omega-3 dồi dào – một chất béo lành mạnh và được chứng minh có đặc tính chống viêm. Omega-3 có nguồn gốc thực vật (hạt chia, hạt óc chó) cũng tốt cho sức khỏe, nhưng không dễ hấp thụ như omega-3 trong cá.
Theo khuyến cáo chung, bạn nên ăn cá 2-3 bữa mỗi tuần. Với người không đáp ứng được nhu cầu này, thực phẩm chức năng bổ sung omega-3 như dầu cá có thể là lựa chọn phù hợp.
Hạt họ đậu
Các loại hạt họ đậu (đậu đen, đậu nành, đậu lăng…) chứa nhiều chất xơ prebiotic – nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn ở đường tiêu hóa. Quá trình lợi khuẩn phân giải chất xơ sẽ tạo ra acid béo chuỗi ngắn mang tính chống viêm như butyrate. Còn theo Đông y, các loại đậu có khả năng thanh nhiệt, giải độc tốt, nên có thể hỗ trợ làm đẹp da, cải thiện mụn.
Ăn quá nhiều đậu có thể gây triệu chứng đầy bụng, do quá trình phân giải tạo ra các sản phẩm khí. Bạn có thể bổ sung dần dần các thực phẩm làm từ đậu vào chế độ ăn hàng ngày bằng các món hầm, canh, salad (nên ngâm đậu trong nước một thời gian, rửa sạch trước khi nấu).
Carbohydrate phức tạp
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp cải thiện mụn rõ rệt so với người ăn thực phẩm có GI cao. Chỉ số đường huyết GI là chỉ số đánh giá khả năng hấp thu và làm tăng glucose trong máu khi ăn thực phẩm. Những thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa nhiều tinh bột và đường như: Bánh mì trắng, đồ ngọt, đường kính, đồ ăn nhanh, trái cây đóng hộp…
Thay vì kiêng tinh bột hoàn toàn, bạn vẫn có thể lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp và giàu chất xơ như: Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, yến mạch, hạt quinoa (diêm mạch), rau xanh…
Hàu
Trong hải sản, đặc biệt là hàu, chứa hàm lượng cao kẽm – một vi chất đóng vai trò quan trọng với làn da và quá trình cải thiện mụn. Kẽm có đặc tính chống viêm, nhờ đó có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng mẩn đỏ ở người bị mụn trứng cá nặng. Cách bổ sung kẽm trước hết là qua chế độ dinh dưỡng với thực phẩm giàu kẽm như hàu, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, các loại hạt. Nếu bạn gặp phải tình trạng thiếu kẽm nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung.
Quả mọng
Một số giả thuyết đặt ra cho rằng, làn da không được bảo vệ bởi các chất chống oxy hóa sẽ dễ bị mụn, dẫn đến sưng viêm hơn. Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất… là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, giúp nuôi dưỡng da từ bên trong và đẩy lùi tình trạng viêm. Bạn nên thưởng thức 1 khẩu phần quả mọng (khoảng 70gr) mỗi ngày bằng nhiều cách: Thêm vào các món sinh tố, ngũ cốc, ăn cùng sữa chua, salad.
Bình luận của bạn