Thực phẩm sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày

Người mắc viêm loét dạ dày cần chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm

Podcast: Viêm loét dạ dày có gây ra ung thư không?

Trẻ bị viêm phế quản có cần dùng kháng sinh?

Nên và không nên làm gì khi điều trị viêm tai tại nhà

Podcast: Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em

Bệnh viêm loét dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa, chủ yếu do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Các nguyên nhân khác bao gồm: ăn uống sinh hoạt không khoa học; sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), uống nhiều rượu và một số bệnh viêm nhiễm...

Các triệu chứng thường gặp của viêm loét dạ dày bao gồm: đau rát ở vùng thượng vị; ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và nôn; cảm giác đầy bụng, ập ạch bụng sau khi ăn… Để điều trị bệnh, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, một chế độ ăn uống hợp lý có vai trò vô cùng quan trọng để hạn chế các triệu chứng của bệnh, hỗ trợ chóng lành vết loét dạ dày, hạn chế biến chứng và tái phát bệnh. 

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Sau đây là bảng gợi ý thực phẩm nên dùng cho người bệnh viêm loét dạ dày, theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, Phó Trưởng Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội; Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương trình bày tại Hội thảo "Dinh dưỡng trong một số bệnh lý tiêu hóa ở trẻ em" năm 2024.

Nhóm thực phẩm Nên sử dụng Thận trọng Không sử dụng
Sữa  Sữa, phô mai ít béo, sữa chua, sữa lên men Phô mai béo                  -
Hạt có dầu Hạt lanh, quả hạch, quả óc chó,                    -                  -
Dầu và dầu oliu Dầu thực vật, dầu oliu                    -                  -
Hoa quả Táo, đu đủ, dưa, chuối                    -                  -
Rau Các loại rau xanh đậm, cà rốt, củ cải đường, đậu xanh, rau bina, cải xoăn, củ cải, bí xanh, tỏi tây Bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, dưa chuột, hành tây, ớt đỏ Ớt cay, tiêu đen
Cây họ đậu Súp đâu, đậu lăng, đậu xanh, đậu nành                    -                     -
Thịt Thịt nạc (bò, lợn, gà, cá) Thịt mỡ, phủ tạng và xúc xích                     -
Kẹo bánh                 - Kẹo ngọt Chocolate
Đồ uống Nước trái cây Nước ép trái cây có múi/có tính acid Cà phê, trà đen, đồ uống có ga
Thực phẩm khác                 - Gia vị, đặc biệt các loại gia vị công nghiệp như sốt cà chua, sốt mayonnaise, mù tạt Hạt mù tạt

Một số lưu ý khác khi lựa chọn thực phẩm: 

- Chọn mua thực phẩm theo mùa để đảm bảo được độ tươi ngon và không chất bảo quản.

- Rau củ nên chọn loại còn nguyên cuống, không bị dập nát, bị sâu hay đốm lạ.

- Không nên mua rau củ khi đã bị hép, dập nát, có mùi, màu sắc hoặc kích thước bất thường.

- Mua thịt cần chọn loại có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm; không nên mua thịt có màu thâm, đen, xanh nhạ, có màng nhầy ở phía bên ngoài hoặc đã bị ôi thiu, có mùi lạ.

- Chọn mua cá còn đang sống hoặc nếu không còn sống thì cần được được bảo quản trong đá lạnh. Không mua các loại cá bị ươn hoặc có mùi lạ.

- Mua thực phẩm ở siêu thị/cửa hàng uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 
Đào Dung
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng