Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

Một vài thay đổi trên môi có thể cảnh báo các vấn đề về sức khỏe

Son dưỡng môi có làm môi khô hơn?

Lưu ý các thành phần khi chọn sản phẩm dưỡng môi

Tiêu chí lựa chọn son nẻ để có đôi môi căng mọng

Những yếu tố khiến tóc bạc sớm

Mỗi khi thấy đôi môi có vẻ khô nẻ, chúng ta thường chỉ nghĩ tới việc cần thoa thêm son dưỡng môi. Tuy nhiên, theo BS. Brendan Camp – chuyên gia da liễu tại phòng khám MDCS Dermatology (Mỹ), nếu môi lúc nào cũng khô, ngứa ngáy, thậm chí có dấu hiệu sưng nề, bạn cần quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe.

Trong đó, môi sưng phù có thể là biểu hiện của tình trạng dị ứng với thuốc, thức ăn hoặc các tác nhân gây dị ứng trong môi trường. Môi khô nẻ kéo dài có thể do thiếu vitamin hoặc khoáng chất như vitamin B, kẽm, sắt. Đôi môi nhạt màu, tái nhợt thường gặp ở người bị thiếu máu. Bạn cần thăm khám, làm xét nghiệm máu để biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình.

Một số dấu hiệu bất thường trên môi có thể tự khỏi sau khi bạn thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, hiện tượng nào kéo dài sẽ cần thăm khám để điều trị đúng cách. Ví dụ, viêm loét ở môi, miệng tái phát liên tục không đáp ứng khi dùng thuốc bôi tại nhà là biểu hiện của vấn đề nghiêm trọng như ung thư.

Da quanh môi tấy đỏ, nứt nẻ cảnh báo một số vấn đề da liễu không nên chủ quan

Da quanh môi tấy đỏ, nứt nẻ cảnh báo một số vấn đề da liễu không nên chủ quan

Khi môi bị khô và bong vảy, bạn cần đề phòng các yếu tố gây mất nước như không khí khô, ngồi điều hòa nhiệt độ thấp, uống ít nước. Trường hợp dị ứng với mỹ phẩm, son môi hoặc thức ăn có thể gây viêm da tiếp xúc với biểu hiện ngứa ngáy, nổi mẩn quanh môi.

Các vết nứt nẻ xuất hiện ở khóe môi có thể là dấu hiệu nước bọt tích tụ qua đêm, khiến nấm men phát triển và gây tổn thương da. Ngoài ra, vết loét hay mụn nước ở khóe môi (còn gọi là chốc mép) lại là dấu hiệu nhiễm virus, vi khuẩn. Bạn không nên tự điều trị tại nhà mà hãy tới cơ sở chuyên khoa da liễu để được tư vấn.

Để chăm sóc đôi môi mềm mọng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Tẩy tế bào chết đều đặn để lấy đi vảy da thừa: Bạn có thể dùng khăn vải hoặc bàn chải mềm, nhúng vào nước cho ẩm rồi chà xát lên môi. Thực hiện 1 lần/tuần.

- Uống đủ nước: Khác với các vùng da khác trên cơ thể, trên đôi môi không có tuyến dầu nào hoạt động nên rất dễ mất nước. Bạn cần uống đủ nước mỗi ngày và bỏ thói quen liếm môi.

- Bảo vệ và dưỡng ẩm cho môi: Ban ngày, bạn hãy sử dụng son dưỡng có chỉ số chống nắng SPF 15 trở lên. ung thư da thường xuất hiện ở môi dưới. Vào ban đêm, dùng các sản phẩm dưỡng ẩm chứa bơ hạt mỡ, dầu dừa, sáp ong, dầu olive… để chăm sóc đôi môi.

- Hạn chế dùng các sản phẩm dưỡng môi chứa thành phần dễ gây kích ứng như: Quế, long não, tinh dầu khuynh diệp, menthol, tinh dầu bạc hà, hương liệu tổng hợp…

 
Quỳnh Trang (Theo Glam)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp