5 điều nên làm mỗi tối giúp não bộ khoẻ mạnh hơn

Thói quen ngủ đúng giờ là cách giúp não bộ khỏe mạnh

Phòng bệnh viêm phế quản cấp cho trẻ vào mùa hè như thế nào?

3 cách vitamin B hỗ trợ não bộ khỏe mạnh

5 thói quen tốt cho não bộ khỏe mạnh

7 lợi ích sức khỏe của trà gừng

Tiếp xúc với môi trường thiên nhiên

Một nghiên cứu năm 2019 đăng trên tạp chí ‌Current Directions in Psychological Science‌ gợi ý rằng việc tiếp xúc với không gian xanh dẫn đến chức năng nhận thức tốt hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực ghi nhớ, tư duy linh hoạt và sự tập trung. Ngoài ra, cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, tiếp xúc với thiên nhiên giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, như giảm nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu.

Gần đây, một nghiên cứu cuối năm 2022 đăng trên tạp chí Environmental health cho thấy dành thời gian trong môi trường thiên nhiên có thể bảo vệ não bộ chống lại sự suy giảm nhận thức, giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.

Để thêm thời gian tiếp xúc với thiên nhiên vào cuối ngày, bạn có thể nằm đọc sách trên chiếc võng đặt ngoài sân lúc hoàng hôn, ăn tối ngoài trời, đi dạo sau bữa tối.

Ngủ đúng giờ

Ngủ đủ giấc là chìa khóa để có bộ não khỏe mạnh. Một trong những cách tốt nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ là tuân thủ một lịch trình ngủ nhất quán. Thói quen đi ngủ khoa học sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Ngoài ra, giấc ngủ trong đêm của chúng ta trải qua những giai đoạn khác nhau. Thời gian ngủ không đều khiến việc duy trì nhịp điệu giấc ngủ trở nên khó khăn hơn (như khó đi vào giấc ngủ, thức dậy trong chu kỳ ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ trở lại), điều này có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng nhận thức của não bộ.

‌Một nghiên cứu năm 2021 đăng trên tạp chí y họ npj Digital Medicine phát hiện ra rằng những người có lịch trình ngủ lộn xộn thường cảm thấy tâm trạng không tốt và có nhiều khả năng bị trầm cảm.

Việc cài đặt lời nhắc đến giờ đi ngủ trên điện thoại thông minh sẽ giúp bạn hình thành thói quen ngủ đúng giờ và có thời gian thư giãn trước khi ngủ. Bên cạnh ngủ đúng giờ, việc thức dậy cùng khung giờ mỗi ngày cũng quan trọng không kém.

Thay rượu bằng nước

Nghiên cứu năm 2022 đăng trên tạp chí Nature Communications cho thấy chỉ cần uống vài ly rượu mỗi tuần cũng có liên quan đến việc giảm thể tích não, càng uống nhiều rượu thì tác động này càng lớn. Đối với giấc ngủ, uống rượu có thể gây mất ngủ, thời gian ngủ ngắn hơn, giấc ngủ bị gián đoạn và chứng ngưng thở khi ngủ.

Khi không uống đủ nước, các protein bị lỗi có nhiều khả năng tích tụ trong não và gây tổn thương cho các neuron và synap thần kinh (kết nối giữa các neuron). Nếu để cơ thể thiếu nước, khả năng nhận thức có khả năng bị suy giảm (gồm sự chú ý, tốc độ xử lý và khả năng phối hợp). Đặc biệt, ở những người trên 65 tuổi, mất nước làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, còn ở những người đã mắc chứng này, mất nước sẽ làm nặng thêm tình trạng suy giảm nhận thức.

Đọc sách trước khi ngủ

Đọc sách buổi tối tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ, giảm thiểu sự lo âu và giúp thư giãn não bộ. Những người đọc sách thường xuyên cũng có nhận thức tốt hơn. Nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí‌ International Psychogeriatrics còn cho thấy chăm chú đọc sách ít nhất một lần một tuần giúp giảm nguy cơ suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác. Thói quen đọc sách, báo hay tạp chí cũng giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Tắt điện thoại trước khi ngủ 2 giờ

Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh phát ra từ màn hình sẽ ức chế melatonin - loại hormone gây buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắt điện thoại trước khi ngủ 2 giờ và tốt nhất là không nên để điện thoại trong phòng ngủ. Hầu hết các điện thoại thông minh đều có cài đặt màn hình chế độ ban đêm, bạn nên bật tính năng này khi dùng điện thoại vào buổi tối để hạn chế ánh sáng xanh.

 
Nguyễn Thanh (Theo Live Strong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh