Đồ uống nóng có tốt cho sức khỏe không?
Thói quen sử dụng đồ uống làm chậm quá trình trao đổi chất
Trà đen: Đón đầu xu hướng đồ uống mới của giới trẻ tại Trung Quốc
Dùng bình giữ nhiệt sao cho an toàn?
5 công thức đơn giản từ nghệ giúp khỏe, đẹp tại nhà
Những rủi ro khi kết hợp thuốc với rượu, bia
Theo Health Shots, nhiều người có xu hướng bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê nóng hổi, đặc biệt vào mùa Đông. Thế nhưng, việc này có thể là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh. Các nghiên cứu đã phát hiện ra thói quen uống đồ quá nóng có thể là "thủ phạm" gây ung thư.
Theo Daljit Kaur, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng hàng đầu tại bệnh viện Fortis Escorts, New Delhi (Ấn Độ), bất kỳ đồ uống nào có nhiệt độ hơn 60 độ C đều được coi là quá nóng. Khi bạn sử dụng đồ uống với mức nhiệt này có thể sẽ làm hỏng các tế bào và gây ra chứng viêm. Tình trạng này có đáng lo ngại hay không phụ thuộc vào tần suất, số lượng đồ uống nóng bạn dùng mỗi ngày. Do đó, bà Daljit Kaur khuyên mọi người không nên uống các loại đồ uống quá nóng, vì chúng có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng. Điển hình như:
Đồ uống quá nóng có thể gây ung thư thực quản
Ung thư thực quản có liên quan chặt chẽ với việc uống trà nóng và đồ uống nóng. Thường xuyên uống hoặc ăn đồ quá nóng có thể gây tổn thương cho cổ họng, thực quản, dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các tế bào ung thư.
Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế (International Journal of Cancer) cũng cho thấy uống đồ uống nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (International Agency for Research on Cancer - IARC) báo cáo rằng ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến thứ 8 trên thế giới và cướp đi sinh mạng của gần 400.000 người mỗi năm. Căn bệnh này xảy ra khi bị tổn thương thực quản do khói, rượu, trào ngược acid và sử dụng đồ uống nóng thường xuyên.
Đồ uống nóng gây ra các vấn đề sức khỏe khác
Uống nhiều đồ uống quá nóng cũng ảnh hưởng đến vị giác vì tế bào quanh lưỡi rất nhạy cảm. Chúng có thể bị hư hại giống như bất kỳ tế bào nào khác khi tiếp xúc với đồ uống nóng. Nếu uống đồ nóng thường xuyên và làm bỏng lưỡi nhiều lần, vị giác sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.
Ngoài ra, đồ uống quá nóng còn ảnh hưởng đến môi. Trong nhiều trường hợp, môi sẽ bị bỏng và thâm đen. Bên cạnh đó, chứng ợ nóng cũng có nguy cơ xảy ra cao hơn.
Bà Daljit Kaur cho biết, những người bị loét dạ dày nên tránh đồ uống nóng vì nó có thể gây tổn thương nhiệt cho tế bào. Sử dụng đồ uống nóng thường xuyên làm hỏng niêm mạc dạ dày, điển hình như việc uống trà hoặc cà phê quá nóng sẽ làm loãng dịch vị và cản trở quá trình tiêu hóa.
Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, đồ uống nóng khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng hơn so với đồ uống có nhiệt độ bình thường. Vì vậy, bạn nên tránh uống đồ nóng trong bữa ăn do chúng làm gián đoạn quá trình hấp thụ khoáng chất, vitamin và chất sắt của cơ thể.
Bình luận của bạn