Thói quen sử dụng đồ uống làm chậm quá trình trao đổi chất

Nước là dung môi cần phải có để giúp cho quá trình trao đổi chất được hoạt động tốt hơn.

Thói quen ăn uống giúp tăng cường trao đổi chất, giảm viêm

Phát hiện mối liên hệ giữa sa sút trí tuệ và quá trình trao đổi chất

Thói quen ăn uống giúp tăng cường trao đổi chất sau tuổi 50

Thêm 5 loại hạt này vào chế độ ăn uống để tăng cường trao đổi chất

Quá trình trao đổi chất thường diễn ra nhanh ở trẻ nhỏ, khi cơ, xương và các mô khác đang phát triển nhanh chóng và đạt đỉnh vào khoảng 20 tuổi. Sau đó, tốc độ trao đổi chất sẽ giảm xuống. Ở tuổi 60, quá trình trao đổi chất thường chậm lại do chúng ta thường ít hoạt động và khối lượng cơ bắp bị mất đi một cách tự nhiên. Do đó, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại và đốt cháy calo với tốc độ thấp hơn. 

Đối với những người có tốc độ trao đổi chất cao một cách tự nhiên sẽ có thể ăn nhiều hơn mà không bị tăng cân. Ngược lại, nếu những người có cơ chế trao đổi chất chậm hơn thì sẽ có nguy cơ tăng cân khi ăn nhiều. Ngoài ra, trao đổi chất chậm có thể gây vô số vấn đề sức khỏe, từ khô da, miễn dịch yếu, đến các bệnh nguy hiểm như tiểu đường và ung thư.

Dưới đây là những thói quen sử dụng đồ uống làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn:

Uống quá nhiều đồ uống có đường

Đồ uống ngọt nhiều đường chắc chắn là không tốt cho sức khỏe. Uống nhiều soda và nước ép trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu và lượng calo dẫn đến tăng cân. Nghiên cứu năm 2012 cho thấy, thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ trao đổi chất.

Vì vậy, để quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường và các cơ quan trong cơ thể hoạt động tối ưu, bạn phải uống đủ nước. Đây là lý do khiến nước là thức uống được lựa chọn để giảm cân và hỗ trợ quá trình trao đổi chất lành mạnh. Ngay cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể làm cạn kiệt năng lượng, gây mệt mỏi.

Uống quá nhiều đường không tốt cho sức khỏe, gây nguy cơ béo phì, mắc các bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp cao...

Uống quá nhiều đường không tốt cho sức khỏe, gây nguy cơ béo phì, mắc các bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp cao...

Uống nhiều rượu

Theo hướng dẫn chế độ ăn uống 2020-2025 cho người Mỹ, mức tiêu thụ rượu vừa phải được định nghĩa là 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới.

Chuyên gia dinh dưỡng Toby Amidor, thành viên hội đồng đánh giá y khoa của Eat This Not That, cho biết: "Uống nhiều hơn mức đó dẫn đến quá trình trao đổi chất mất cân bằng. Hơn nữa, bia, rượu vang và đặc biệt các loại cocktail có đường được làm từ nước ép trái cây hoặc soda, có thể bổ sung lượng calo rỗng đáng kể".

Rượu không chỉ làm chậm quá trình trao đổi chất, mà còn kích thích chúng ta ăn nhiều calo hơn.

Rượu không chỉ làm chậm quá trình trao đổi chất, mà còn kích thích chúng ta ăn nhiều calo hơn.

Uống rượu vào đêm muộn

Uống rượu vào đêm muộn làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất. Đồ uống này phá vỡ nhịp điệu giấc ngủ bình thường, gây vô số tác hại về sức khỏe, làm tổn thương gan, thận, thần kinh. Uống quá nhiều rượu bia còn khiến bạn tăng cân, béo phì.

Nếu uống rượu, bạn nên uống ít nhất 2 giờ hoặc lâu hơn trước khi đi ngủ, đồng thời uống nhiều nước.

 
Việt An (Theo Eat This, Not That)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng