Dốc ngược trẻ đuối nước: Sai lầm chết người khi sơ cứu ban đầu!

Dù đã được cảnh báo nhiều, song tình trạng sơ cấp cứu đuối nước ban đầu sai cách vẫn xảy ra

4 động tác thể dục dưới nước không lo đau khớp

Sơ cứu đuối nước: Đừng "xốc nước", hãy thổi ngạt

Thêm trẻ tử vong vì đuối nước do cấp cứu sai cách

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm, phòng tránh cho trẻ thế nào?

Dốc ngược trẻ đuối nước có thể khiến trẻ nguy kịch, tổn thương thần kinh nặng, thậm chí tử vong

Nhiều người có suy nghĩ cần dốc ngược trẻ bị đuối nước để loại bỏ nước trong phổi cho người bị nạn. Tuy nhiên, trên thực tế, động tác dốc ngược nạn nhân là không cần thiết và không nên thực hiện vì lượng nước vào phổi thường rất ít. Lượng nước này sẽ được tống ra ngoài khi nạn nhân tự thở được trở lại.

Nguy hiểm hơn, việc dốc ngược trẻ đuối nước sẽ làm chậm thời gian “vàng” cấp cứu thổi ngạt, làm tăng nguy cơ hít sặc khi các dịch ở dạ dày trào ngược vào đường thở.

Theo ThS.BS. Hoàng Ngọc Cảnh, khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, việc sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ đuối nước rất quan trọng vì nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ đuối nước là tổn thương não do thiếu oxy. Thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa chỉ khoảng từ 4 - 5 phút, nếu quá thời gian này sẽ dẫn tới tổn thương não không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh.

Hồi sức tim phổi (ép tim/thổi ngạt) mới là cách sơ cứu đúng cho trẻ đuối nước

Hồi sức tim phổi (ép tim/thổi ngạt) mới là cách sơ cứu đúng cho trẻ đuối nước

Vì vậy, khi thấy trẻ đuối nước không tỉnh, không thở, ngừng tim, cần phải hồi sức tim phổi (ép tim/thổi ngạt) ngay cho trẻ, chứ không nên làm mất thời gian “vàng” để cấp cứu cho trẻ vào việc dốc ngược chạy.

Một số chú ý khi sơ cứu trẻ đuối nước và những sai lầm cần tuyệt đối tránh

- Không được dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược vào đường thở và làm chậm trễ hồi sức tim phổi (ép tim/thổi ngạt), làm mất thời gian “vàng” để cấp cứu cho trẻ.

 

- Không được ngừng hồi sức tim phổi nếu trẻ chưa có nhịp thở, chưa thể tự thở trở lại. Nếu có 2 người cấp cứu, có thể chia ra một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt.

- Khi ép tim ngoài lồng ngực, không ấn ngực quá mạnh sẽ gây gãy xương sườn, đụng dập phổi.

- Sau khi tỉnh lại, nạn nhân thường sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối 2 bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở.

- Sau sơ cứu ban đầu, trẻ bị đuối nước đã tỉnh lại, cần lau khô người cho trẻ, thay quần áo và ủ ấm. Sau đó, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục kiểm tra và theo dõi các biến chứng sau đuối nước.

Bạn có thể đọc thêm về 5 bước sơ cứu trẻ đuối nước đúng cách TẠI ĐÂY.

Vi Bùi (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ