Rau mầm bông cải chứa hàm lượng cao sulforaphane hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Đái tháo đường lâu năm, làm cách nào hạ đường huyết và ổn định HbA1c?
Chế độ ăn Địa Trung Hải có lợi cho người đái tháo đường type 2
Sáng ngủ dậy đường huyết tăng cao do đâu, điều trị thế nào?
Sỏi túi mật 25mm kèm đái tháo đường nên điều trị thế nào?
Sulforaphane trong bông cải xanh là hợp chất tự nhiên nhận được nhiều sự quan tâm từ giới khoa học. Một nghiên cứu lâm sàng năm 2017 của Đại học Gothenburg (Thụy Điển) cho thấy, những người bệnh đái tháo đường đã giảm chỉ số đường huyết đáng kể sau khi dùng sulforaphane liều cao được chiết xuất từ mầm bông cải xanh.
Gần đây nhất, GS. Anders Rosengren và cộng sự đã tập trung nghiên cứu về lợi ích của hợp chất trên với người bệnh tiền đái tháo đường. Tiền đái tháo đường là một dạng rối loạn về chuyển hóa đường glucose khiến chỉ số đường huyết tăng cao, nhưng chưa tới ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường. Tình trạng này sẽ tiến triển thành đái tháo đường type 2 nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Tham gia nghiên cứu mù đôi này có 89 người có đường huyết tăng cao (6,1-6,9mmol/l), béo phì hoặc thừa cân ở độ tuổi 35-75. Người tham gia được sử dụng sulforaphane hoặc giả dược trong vòng 12 tuần (cả người thực hiện nghiên cứu và người tham gia không rõ biết ai được sử dụng sản phẩm thật nhằm mục đích giảm thiểu các sai số).

Hàm lượng sulforaphane trong rau mầm bông cải cao gấp nhiều lần bông cải xanh
Mỗi liều chiết xuất từ mầm bông cải xanh chứa 150μmol sulforaphane ở dạng bột khô để đảm bảo tính ổn định. Công thức này cũng được bổ sung maltodextrin làm chất độn. Người dùng chiết xuất này có thể gặp tác dụng phụ như đi phân lỏng, buồn nôn, trào ngược và khó tiêu.
Kết quả cho thấy, trong 74 người hoàn thành thử nghiệm, người sử dụng sulforaphane giảm chỉ số đường huyết lúc đói rõ rệt so với nhóm dùng giả dược. Đặc biệt, nhóm có sự cải thiện đáng kể nhất là người có dấu hiệu ban đầu của bệnh đái tháo đường nhẹ liên quan đến tuổi tác, tức là người có BMI tương đối thấp, kháng insulin thấp, không mắc gan nhiễm mỡ và bài tiết insulin kém.
GS. Rosengren cho hay, hiện ở Thụy Điển, phác đồ điều trị tiền đái tháo đường chưa thực sự đầy đủ. Những phát hiện mới này mở ra tiềm năng ứng dụng sulforaphane được chiết xuất từ bông cải xanh như một thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, điều chỉnh lối sống vẫn là nền tảng của bất kỳ phương pháp điều trị nào cho bệnh đái tháo đường, bao gồm tập thể dục, ăn uống lành mạnh và giảm cân.
Sulforaphane là một trong những hợp chất tự nhiên có thể tìm thấy trong các loại rau xanh họ nhà cải như cải xoăn, súp lơ. Rau mầm bông cải xanh là dạng cây con từ 3-5 ngày tuổi, với hàm lượng sulforaphane cao gấp 10-100 lần bông cải xanh trưởng thành. Rau mầm bông cải ăn sống cũng giữ được hàm lượng hợp chất này cao hơn.
Bình luận của bạn