Ăn gạo có tốt không?
Cho trẻ uống sữa gạo có an toàn với sức khỏe?
Chăm sóc tóc bằng nước gạo: Nên hay không?
Ưu và nhược điểm của bột gạo
Cách làm bánh nếp gạo lứt thơm dẻo ngọt ngào
Chuyên gia dinh dưỡng Pavithra. N. Raj từ Bệnh viện Columbia Asia (Ấn Độ) sẽ giải đáp một số hiểu lầm thường gặp về gạo:
Gạo chứa gluten?
Trên thực tế, gạo là một thực phẩm không chứa gluten và đặc biệt tốt cho những người bị dị ứng gluten (bệnh Celiac). Không chỉ gạo trắng, các loại gạo lứt, gạo nếp khác cũng không chứa gluten.
Ăn cơm có thể gây béo phì?
Khi nói đến chế độ ăn giảm cân, điều đầu tiên mà nhiều người nghĩ tới là cắt giảm lượng cơm (nấu từ gạo) trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải cứ ăn cơm là sẽ bị tăng cân, béo phì. Trên thực tế, bạn sẽ không bị tăng cân nếu chỉ ăn một lượng cơm vừa phải trong chế độ ăn hàng ngày.
Không phải cứ ăn cơm là sẽ bị tăng cân, béo phì!
Gạo là một nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chúng cũng có hàm lượng chất béo thấp và là nguồn năng lượng tốt vì giúp bổ sung protein và carbohydrate cho cơ thể. Nếu vẫn quá lo lắng về cân nặng của mình, bạn có thể chuyển sang ăn gạo lứt, gạo tím… vì chúng chưa qua quá trình tinh chế và giữ được hàm lượng chất xơ cao hơn.
Ăn cơm vào bữa tối có thể gây tăng cân?
Gạo là thực phẩm chính trong chế độ ăn uống ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Điều này là do gạo cung cấp rất nhiều dưỡng chất thiết yếu, trong đó có chất xơ và vitamin B.
Tuy nhiên, gạo cũng chứa nhiều carbohydrate và điều này khiến nhiều người nghĩ ăn nhiều cơm trong bữa tối có thể gây tăng cân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn cơm không gây tăng cân mà vấn đề nằm ở lượng calorie bạn tiêu thụ.
Tốt hơn hết, để giảm cân an toàn và hiệu quả, bạn chỉ nên tiêu thụ lượng calorie vừa phải, phù hợp với chỉ số khối cơ thể (BMI) của mình, kết hợp với việc tập thể dục đều đặn hơn.
Gạo khó tiêu?
Trên thực tế, gạo trắng thường đã trải qua quá trình chế biến và do đó, các lớp cám, trấu và mầm được loại bỏ để cơ thể có thể tiêu hóa một cách dễ dàng. Trong khi đó, gạo lứt và một số loại gạo khác ít khi trải qua quá trình chế biến và giữ được lượng chất xơ nhiều hơn. Điều này khiến cơ thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa gạo lứt.
Đây cũng là lý do khiến gạo lứt trở thành thực phẩm giúp hỗ trợ giảm cân tốt, đồng thời giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa sỏi mật và giúp phòng ngừa các bệnh ung thư, tim mạch.
Gạo không tốt cho người bệnh đái tháo đường?
Nếu được tiêu thụ ở lượng vừa phải, gạo vẫn có rất nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường. Với thành phần giàu carbohydrate, magne, phospho, mangan, selen, sắt, acid folic và các vitamin nhóm B, gạo chính là thực phẩm cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
Người bệnh đái tháo đường có thể tiêu thụ gạo với lượng vừa phải, cân bằng với các nhóm thực phẩm khác như protein và các loại rau củ giàu chất xơ để ổn định đường huyết và kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Bình luận của bạn