Các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho phụ nữ

Vitamin và khoáng chất giúp chị em đẹp từ trong ra ngoài

Infographic: Chất béo tốt và chất béo không tốt

Vitamin H - vitamin của sắc đẹp

Thiếu vitamin D làm tăng bệnh tim mạch

Bổ sung canxi hợp lý cho cơ thể

Acid béo omega-3

Omega-3 là một loại acid béo không bão hòa đa, là tiền chất của DHA và EPA. Omega-3 rất cần thiết cho chức năng trao đổi chất của cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tim, đái tháo đường, tăng huyết áp và cholesterol cao. Ngoài ra, Omega-3 còn có nhiều lợi ích sức khỏe khác, như: Làm giảm trầm cảm sau sinh, giảm quá trình ung thư vú, chống mất thị lực do tuổi tác…

Các nghiên cứu đã cho thấy, việc bổ sung dầu cá (từ 1 - 4gram/ngày) sẽ làm giảm lượng triglyceride đến 50%, nhất là khi tiêu thụ cá, đặc biệt là các lọai cá béo như cá hồi, cá rô phi hoặc cá tuyết, ít nhất là 2 lần/tuần.

Omega-3 có nhiều trong dầu olive, lạc, vừng, cá béo... 

Calci

Nếu không cung cấp đủ lượng calci cần thiết, phụ nữ mang thai và thai nhi sẽ phải đối mặt với các nguy cơ cao về sức khỏe. Trong thai kỳ thiếu calci, thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ calci huyết quá mức. Trong khi đó, thai thiếu calci sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp...

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, khả năng tạo ra tế bào xương mới sẽ giảm. Uống sữa có thể bổ sung được phần nào nhu cầu calci thiếu hụt. Ngoài ra, chị em cũng nên bổ sung calci từ các sản phẩm thực phẩm chức năng, vừa đơn giản lại an toàn cho sức khỏe.

Những thực phẩm chứa nhiều calci

Vitamin D

Vitamin D giúp điều hòa sự chuyển hóa calci và phospho trong cơ thể, làm tăng hấp thu và đồng hóa calci tới 50 - 80% nhu cầu cần thiết. Vitamin D3 hoạt động mạnh hơn vitamin D2 với tỷ lệ 4:3.

Phụ nữ có nồng độ vitamin D trong máu thấp có thể dẫn đến: Tử vong, nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch vành, bệnh xương, nguy cơ tổn thương não và tiền sản giật cao.

Có 3 cách hấp thụ vitamin D: Từ da, từ chế độ ăn uống và bổ sung vitamin. Nhưng khi da lão hóa, khả năng hấp thụ vitamin D3 qua ánh nắng mặt trời cũng bị suy giảm, do đó bạn nên bổ sung qua đường ăn uống với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D3, vitamin tổng hợp.

Vitamin B9 (acid folic)

Acid folic được khám phá lần đầu tiên trong nấm men, được xem như một yếu tố “chống thiếu máu”. Vì vậy, acid folic là một chất quan trọng cho phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai, nó cũng cần thiết với phụ nữ lớn tuổi.

Acid folic hay folate có vai trò quan trọng trong phòng chống bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư. Thiếu Acid folic ở phụ nữ mang thai gây nên dị tật thần kinh như dị tật chẻ đôi đốt sống. Những nghiên cứu mới của FDA cho thấy nếu phụ nữ mang thai có folate máu thấp và lượng amino acid homocysteine cao sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch cho bào thai.

Acid folic có ở cả thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật, nhất là trong quả mọng, các loại đỗ đậu, rau muống, cải xanh, cải cúc, mộc nhĩ, lòng đỏ trứng…

Gan chứa hàm lượng acid folic cao

Vitamin B12

Thiếu vitamin B12 là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới thiếu máu. Mức độ thấp của vitamin B12 có xu hướng xảy ra ở phụ nữ ngoài 30 tuổi trở lên, càng lớn tuổi mức độ thiếu vitamin B12 càng tăng. Những người lớn tuổi có thể không có đủ acid hydrochloric trong dạ dày để hấp thụ các vitamin nên dẫn tới tình trạng này.

Khi nồng độ vitamin B12 không đủ sẽ gây ra hủy myelin sợi thần kinh, suy giảm chức năng của một số dạng acid folic cần thiết khác trong tế bào, gây bất thường huyết học. Do đó, thai phụ có hàm lượng vitamin B12 trong máu thấp sẽ sinh con hay quấy khóc. Người cao tuổi thiếu vitamin B12 dễ bị teo não và suy giảm trí nhớ, trầm cảm.

Thanh Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp