4 lầm tưởng về chế độ Eat-clean

Eat-clean là chế độ ăn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Xây dựng chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải như thế nào?

Gợi ý thực đơn 7 ngày với chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải

Chế độ ăn keto và paleo có tốt cho tim mạch?

Những tác dụng tiêu cực của 4 chế độ ăn kiêng phổ biến

Eat-clean là chế độ ăn hà khắc

Chế độ ăn Eat-clean được xây dựng trên nguyên tắc "sạch" từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến. Theo đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm ở trạng thái tự nhiên – hoa quả, rau củ, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh; Hạn chế sử dụng thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp (đồ ăn đóng gói sẵn, nước ngọt, đồ ăn vặt) cũng như phụ gia khi nấu nướng.

So với các chế độ ăn kiêng như Keto (kiêng tinh bột), ăn chay (kiêng thịt), chế độ Eat-clean không yêu cầu kiêng khem bất kỳ nhóm chất nào. Do đó, thực đơn Eat-clean vẫn nên có thực phẩm như cơm trắng, miến, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt hay sữa tươi.

Bữa ăn Eat-clean vẫn cân bằng các nhóm chất tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, đồng thời cho bạn linh hoạt sáng tạo món ăn trên nguyên tắc sạch và hạn chế phụ gia. Đây là chế độ dinh dưỡng lành mạnh mà vẫn “dễ thở”, dễ thực hiện trong thời gian dài.

Eat-clean là chế độ ăn kiêng giảm cân

Chế độ Eat-clean không phải chế độ nhịn ăn, ăn kiêng để giảm cân

Mục đích của chế độ Eat-clean không phải là nhịn đói để giảm cân. Thay vào đó, Eat-clean là thói quen ăn uống và chế biến tối giản, nhằm giữ lại tối đa dưỡng chất của thực phẩm.

Việc giảm cân khi ăn Eat-clean chỉ xảy ra khi bạn cắt giảm khẩu phần dưới mức calorie cơ thể cần hàng ngày. Nếu bạn tăng khẩu phần ăn và chế biến thực phẩm đúng cách, chế độ Eat-clean còn giúp người gầy tăng cân một cách lành mạnh. Chế độ Eat-clean cũng yêu cầu bạn ăn bữa sáng hàng ngày, lý tưởng nhất là trong vòng 1 tiếng sau khi thức dậy.

Theo Tạp chí Today’s Dietitian, chế độ ăn Eat-clean đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung. Thực phẩm chế biến sẵn vốn chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa – những thành phần có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch và nhiều bệnh mạn tính không lây nhiễm.

Ăn Eat-clean chỉ được ăn thực phẩm tươi

Khi thực hiện chế độ Eat-clean, bạn được khuyên chọn những thực phẩm ở trạng thái toàn trạng (whole food) như rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, chế phẩm từ sữa, các loại hạt, thịt. Bạn cũng nên ưu tiên thực phẩm hữu cơ và rau củ quả theo mùa, bởi những thực phẩm này ít chứa chất bảo vệ thực vật.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không được ăn thực phẩm đóng hộp hay đông lạnh. Quá trình tiệt trùng trứng và các chế phẩm từ sữa giúp đảm bảo an toàn thực phẩm. Rau củ đông lạnh cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều về dinh dưỡng. Bạn vẫn có thể sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, miễn là trong thành phần sản phẩm chứa rất ít muối, đường và chất phụ gia.

Chế độ ăn Eat-clean nhạt nhẽo

Chế độ Eat-clean khuyến khích bạn sử dụng gia vị tự nhiên, dùng muối và đường ở mức vừa phải

Nhiều người cho rằng, chế độ ăn Eat-clean yêu cầu cắt bỏ hoàn toàn dầu - muối - đường, chất bảo quản, chất tạo màu và mùi cũng như các phụ gia khác. Khi đó, món ăn sẽ trở nên nhạt nhẽo, không còn hương vị và màu sắc ngon miệng.

Trong thực tế, Eat-clean là chế độ khá linh hoạt, chỉ yêu cầu bạn cắt giảm nhiều nhất có thể các gia vị để giữ lại hương vị nguyên thủy của thực phẩm. Bạn hoàn toàn có thể dùng nước tương (xì dầu), nước mắm để nêm nếm, nhưng hãy dùng liều lượng ít hơn thông thường. Những gia vị không thể thiếu trong chế độ ăn Eat-clean là hạt tiêu, hành tỏi, thảo mộc và rau thơm.

Tương tự với dầu ăn: Hãy chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe như dầu olive, dầu đậu nành… Để cắt giảm lượng đường và chất tạo ngọt nhân tạo trong chế độ ăn hàng ngày, bạn có thể dùng mật ong, siro cây phong, đường mía tự nhiên.

Bí quyết giúp bạn duy trì chế độ Eat-clean đem lại nhiều lợi ích sức khỏe:

- Tạo thói quen đọc bảng thành phần dinh dưỡng (Nutrition fact) của thực phẩm đóng gói để chọn ra sản phẩm lành mạnh.

- Chuẩn bị thức ăn và ăn uống tại nhà thường xuyên hơn để dễ dàng kiểm soát thực phẩm ít qua chế biến.

- Tôn trọng chế độ ăn và nhu cầu dinh dưỡng của những người xung quanh.

- Uống đủ nước mà cơ thể cần (ít nhất 2l/ngày), kết hợp tập thể dục thường xuyên.
Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng