- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Rượu/bia làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim ở cả những người khỏe mạnh
Chế độ ăn chất béo cho người bệnh tim mạch
Infographic: 7 bước để có một trái tim khỏe mạnh
Rối loạn nhịp tim - Chớ coi thường!
Rối loạn nhịp tim có chữa khỏi không?
Nhịp tim, hay số lần trái tim đập trong một phút, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm chế độ ăn, trạng thái cảm xúc, hoạt động thể chất hoặc các loại thuốc sử dụng. Một số thực phẩm, đồ uống nhất định có thể gây rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như:
Đồ uống có cồn
Ở cả những người có trái tim khỏe mạnh, rượu/bia cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim. Uống nhiều rượu/bia trong thời gian dài khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cơ tim giãn do rượu (alcoholic cardiomyopathy). Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau, bao gồm rung nhĩ, cuồng nhĩ và nhịp nhanh thất.
Chất cồn cũng có thể trực tiếp làm tổn thương các tế bào tim, gây nhịp ngoại tâm thu và các cơn nhịp tim nhanh trên thất. Rung nhĩ cũng có thể xảy ra sau một bữa “chè chén say sưa”.
Nếu “cai” rượu/bia sớm, trái tim có cơ hội hồi phục lại bình thường và giảm nguy cơ tái phát rối loạn nhịp tim.
Caffeine
Caffeine là ví dụ điển hình nhất khi nói đến thực phẩm gây rối loạn nhịp tim. Nó là chất kích thích thần kinh có trong trà, cà phê, nước ngọt và chocolate. Caffeine làm cho tim đập nhanh hơn cũng như gây ra các triệu chứng đau tức ngực, nặng đầu. Trong một số trường hợp, caffeine làm tăng nhịp tim bằng cách kích thích hệ thống dẫn truyền tim. Nếu bạn bị tăng huyết áp hoặc nhịp tim bất thường, bạn cần phải tránh xa các loại đồ uống này.
Thảo dược
Ma hoàng có thể gây tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim
Ma hoàng (ephedra) là một loại thảo dược thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm cũng như cải thiện hiệu suất thể thao. Tuy nhiên, ma hoàng có thể làm tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng loại thảo dược này có liên quan đến các cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí tử vong.
Ăn kiêng để giảm cân: Cần thận trọng!
Các trào lưu ăn uống mới nổi, thường là để phục vụ việc giảm cân (bao gồm chế độ ăn nhiều chất lỏng, chế độ ăn giàu protein) ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ các chất điện giải trong máu. Điều này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho trục điện tim và cuối cùng là rối loạn nhịp tim. Nếu từng bị rối loạn nhịp tim trước đó, bạn nên thận trọng khi áp dụng các chế độ ăn này.
Để phòng ngừa rối loạn nhịp tim tái phát, nên tham khảo ý kiến bác sỹ khi có ý định thay đổi chế độ dinh dưỡng.
Kim Chi H+ (Theo emedicinehealth)
Bình luận của bạn