Thường xuyên bị chuột rút: Thiếu chất gì và cách bổ sung?

Chuột rút hay xảy ra ở bắp chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng

5 thực phẩm giúp nhanh hồi phục, tái tạo cơ bắp

5 bài tập chống đẩy giúp săn chắc toàn thân

Nên ăn gì để xương chắc khỏe?

Người bệnh Celiac nên ăn những loại thực phẩm này

Magne

Cơ bắp thường xuyên bị chuột rút là một trong những dấu hiệu đầu tiên phản ánh tình trạng thiếu magne của cơ thể. Bởi. magne có mặt trong hơn 300 phản ứng sinh hóa của cơ thể, kích thích tái hấp thu calci giúp duy trì một hệ thống cơ bắp khỏe mạnh và ngăn ngừa chuột rút. Ngoài ra, magne còn làm tăng hiệu quả hấp thu kali, khoáng chất rất quan trọng cho hoạt động của cơ bắp.

Tắm muối Epsom 2 lần/tuần cho phép cơ thể hấp thu thêm magne

Để duy trì mức độ magne cần thiết, bạn nên tiêu thụ thường xuyên hơn các thực phẩm như: Hạnh nhân, bơ, chuối, đậu, hạt bí ngô, đậu phụ, sữa đậu nành, hạt điều, quả óc chó, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh… Bên cạnh đó, bạn không nên ăn quá nhiều chất béo, vì nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ magne của cơ thể.

Kali

Kali đóng một vai trò quan trọng trong quá trình co cơ trơn. Thiếu hụt kali đồng nghĩa bạn có thể cảm thấy đau cơ, yếu cơ và thường xuyên bị chuột rút. Thêm vào đó, kali còn làm tăng hiệu quả hấp thu calci và magne từ thực phẩm.

Để tránh thiếu hụt kali, bạn nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm như: Chuối, bơ, dâu tây, cam, xoài, kiwi, mơ, chà là, cà rốt, khoai lang, rau bina, bông cải xanh, ớt đỏ, cá mòi và cá hồi. Đồng thời, bạn nên tránh chế độ ăn nhiều muối, vì nó có thể làm mất cân bằng giữa natri và kali, dẫn đến lượng kali thấp hơn. 

Calci

Calci là chất điện giải có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động thần kinh và co cơ. Do đó, sự thiếu hụt calci có thể ngăn cơ bắp thư giãn sau khi co lại, từ đó dẫn đến chuột rút. Hơn nữa, mức calci không đủ khiến các tế bào thần kinh trở nên nhạy cảm hơn, dẫn đến chuột rút và đau cơ đột ngột, đặc biệt là vào ban đêm.

Để đảm bảo có đủ lượng calci, bạn nên thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm giàu calci như sữa tách béo hoặc không béo, các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh, trái cây họ cam quýt…

Natri

Natri cần thiết cho sức khỏe cơ bắp. Nó cùng với các chất điện giải khác như kali, magne, calci hoạt động để đảm bảo các xung thần kinh và cơ hoạt động bình thường. Khi mức natri trong cơ thể giảm thấp do mất nước hoặc đổ mồ hôi quá nhiều, bạn sẽ bị chuột rút.

Do đó, nếu bạn tập thể dục trong thời tiết nắng nóng, đổ nhiều mồ hôi thì nên bổ sung thêm natri vào chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn tính cần tránh ăn nhiều muối.

Vitamin D

Trước tiên, bạn nên đến gặp bác sỹ để xác định chính xác mức độ thiếu hụt của các dưỡng chất kể trên. Nếu phải cần sử dụng thực phẩm chức năng, bác sỹ sẽ đưa ra liều lượng an toàn.

Nếu hàm lượng vitamin D trong máu thấp, bạn cũng có khả năng bị chuột rút thường xuyên. Bởi khi không nhận được đủ vitamin D, phốt pho và calci có thể không được hấp thụ đầy đủ. Khuyến cáo cần khoảng 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày để duy trì sự phát triển của xương và cơ.

Bạn có thể giúp cơ thể tạo ra vitamin D bằng cách tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng từ 10-15 phút. Ngoài ra, các loại thực phẩm như: Cá béo, hàu, lòng đỏ trứng, nấm, sữa và các sản phẩm từ sữa... cũng rất giàu vitamin D, bạn nên bổ sung thường xuyên.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng