Làm sao làm giảm triệu chứng dị ứng theo mùa?

Tuy nhiên, vẫn có một số cách giúp bạn hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng theo mùa

Tại sao một số người bị ảnh hưởng nhiều hơn khi thay đổi thời tiết?

Thay đổi thời tiết ảnh hưởng thế nào tới cơ thể bạn?

Làm sao tránh tình trạng đau đầu khi thay đổi thời tiết?

Tại sao nhiều người bị đau đầu khi thay đổi thời tiết?

Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để giảm dị ứng theo mùa:

- Nên ở nhà trong những ngày thời tiết cực đoan, ví dụ như nắng gắt, gió lớn, mưa lớn… Những điều kiện thời tiết như vậy có thể khiến lượng phấn hoa trong không khí nhiều hơn. Do đó, tốt hơn hết bạn nên kiểm tra chất lượng không khí trước khi ra khỏi nhà.

Nếu vẫn phải ra ngoài trong những ngày thời tiết xấu, tốt hơn hết bạn nên nhanh chóng thay quần áo, tắm ngay sau khi trở về nhà để loại bỏ lượng phấn hoa, bụi… có thể bám trên người và tóc.

- Tránh phơi quần áo ẩm ở ngoài trời vì điều này khiến phấn hoa, bụi dễ dàng bám vào quần áo. Thay vào đó, bạn có thể phơi quần áo trong nhà hoặc sử dụng máy sấy trong những ngày thời tiết “khó chiều”.

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài trời, đặc biệt là trong những ngày trời hanh khô, nhiều gió.

- Tránh làm các công việc như cắt cỏ, làm vườn để hạn chế tiếp xúc với phấn hoa trong không khí.

Bạn nên hạn chế tiếp xúc với phấn hoa - yếu tố có thể kích thích triệu chứng dị ứng

Bạn nên hạn chế tiếp xúc với phấn hoa - yếu tố có thể kích thích triệu chứng dị ứng

- Những người bị dị ứng nặng nên chủ động theo dõi dự báo thời tiết và dùng thuốc chống dị ứng theo chỉ dẫn của bác sĩ trong những ngày được dự đoán có lượng phấn hoa cao, ngay cả khi bạn chưa biểu hiện triệu chứng nào.

- Đóng cửa sổ khi đi ngủ vào buổi tối. Lượng phấn hoa trong không khí thường cao nhất vào ban đêm.

- Hạn chế dùng quạt trong những ngày lượng phấn hoa trong không khí tăng cao. Việc dùng quạt có thể khiến phấn hoa và bụi bay quanh phòng, dễ dàng lọt vào đường thở của bạn. Tốt hơn hết, bạn cũng nên chú ý thường xuyên lau sạch quạt, tránh để bụi bẩn trước khi sử dụng.

- Nên dùng máy điều hòa có bộ lọc không khí chất lượng cao.

- Thường xuyên làm sạch thảm và hút bụi trong nhà.

- Làm sạch xoang bằng cách dùng bình neti (neti pot) và dùng dung dịch nước muối loãng 1 - 2%.

Nếu các triệu chứng dị ứng theo mùa không được kiểm soát thông qua thay đổi lối sống lành mạnh, bạn có thể cần đi khám để được xét nghiệm, nhằm tìm ra các yếu tố chính xác kích hoạt tình trạng dị ứng.

 

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng dị ứng, cũng như mức độ đáp ứng với việc điều trị, các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

- Thuốc kháng histamine đường uống: Chúng bao gồm các loại thuốc như loratadine, fexofenadine và cetirizine. Những loại thuốc này làm giảm các triệu chứng dị ứng bằng cách tạm thời làm khô màng nhầy, giúp cải thiện các triệu chứng như sổ mũi, chảy nhiều nước mắt.

- Thuốc xịt mũi: Thuốc xịt chứa natri cromolyn có thể giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng khi thay đổi thời tiết mà không gây ra nhiều tác dụng phụ.

- Thuốc trị nghẹt mũi: Các loại thuốc này thường có ở dạng thuốc uống hoặc thuốc xịt, bao gồm oxymetazoline và phenylephrine. Tuy nhiên, thuốc trị nghẹt mũi chỉ nên được sử dụng trong thời gian ngắn, vì việc sử dụng lâu dài có thể khiến các triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần.

- Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu với dị nguyên: Nếu các triệu chứng quá nghiêm trọng và bạn không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện liệu pháp miễn dịch đặc hiệu với dị nguyên. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ các chất gây dị ứng cho bạn. Điều này cho phép cơ thể bớt nhạy cảm hơn với các tác nhân này, từ đó khiến hệ miễn dịch không còn phản ứng quá mạnh mẽ mỗi khi tiếp xúc với chúng.

Vi Bùi (Theo Journal.weatherwell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp