Ngủ cao mang lại lợi ích gì cho sức khoẻ?

Ngủ cao không hẳn chỉ là kê cao đầu mà còn bao gồm cả phần lưng, chân.

Đâu là tư thế ngủ tốt nhất cho hệ tiêu hóa?

4 tư thế ngủ giúp giảm đau lưng dưới và ngủ ngon

Tư thế nằm ngủ nghiêng bên trái có hại cho tim hay không?

Mẹo nhỏ hỗ trợ giảm đau bụng kinh

Ngủ cao là tư thế nằm trên một mặt phẳng nghiêng, bằng cách sử dụng gối hoặc điều chỉnh độ cao của giường ở phần đầu, lưng trên hoặc chân. Tư thế này có thể được lựa chọn để tăng sự thoải mái hoặc vì các lợi ích sức khỏe nhất định.

Về mặt cơ học, nâng cao phần đầu hoặc lưng trên có thể hạn chế sự tích tụ dịch hoặc giảm áp lực ở khu vực thân trên. Tương tự, việc nâng cao phần thân dưới có thể giúp ngăn ngừa tình trạng ứ đọng chất lỏng ở chân.

Ngủ thế nào cho đúng?

Để ngủ cao, bạn có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ nhằm nâng cao phần thân trên hoặc chân. Cụ thể như: sử dụng nhiều gối hoặc một chiếc gối có độ cao và độ cứng phù hợp, dùng gối nêm chuyên dụng, lựa chọn giường hoặc nệm có khả năng điều chỉnh độ nghiêng, hoặc kê cao chân giường bằng thanh nâng.

Nếu bạn đang cân nhắc mua giường hoặc gối nêm, hãy thử nghiệm trước với việc kê cao bằng gối thông thường để đánh giá phản ứng của cơ thể trước khi đưa ra quyết định “đầu tư”.

Gối nêm có độ dốc cao, cứng hơn gối nằm thông thường.

Gối nêm có độ dốc cao, cứng hơn gối nằm thông thường.

Những lợi ích sức khoẻ khi ngủ cao

Việc thay đổi tư thế ngủ sang nằm nghiêng hoặc nâng cao phần đầu, lưng, chân có thể giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Một số bệnh lý có thể được cải thiện khi ngủ cao đầu bao gồm:

- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA): Tình trạng này đặc trưng bởi sự gián đoạn hô hấp do tắc nghẽn đường thở trên khi các cơ thư giãn trong lúc ngủ, gây ra ngáy và mệt mỏi ban ngày. Nâng cao đầu giúp duy trì đường thở thông thoáng.

- Suy tim sung huyết (CHF): Bệnh tim này gây khó thở, mệt mỏi và có thể dẫn đến phù phổi. Ngủ với phần thân trên nâng cao có thể giảm bớt khó chịu.

- Hạ huyết áp tư thế đứng: Đây là tình trạng huyết áp và nhịp tim thay đổi đột ngột khi chuyển từ nằm sang đứng. Ngủ cao đầu có thể giúp ổn định những thay đổi này khi thức dậy.

- Ợ nóng: Trào ngược acid dạ dày lên thực quản gây ợ nóng, buồn nôn và đau. Nâng cao thân trên giúp ngăn acid trào ngược.

- Tắc nghẽn xoang: Viêm xoang do dị ứng gây chảy nước mắt, hắt hơi, đau họng, đau đầu và khó chịu ở xoang. Ngủ cao đầu giúp giảm tích tụ dịch trong xoang.

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Bệnh phổi này gây khó thở, đặc biệt khi gắng sức. Nâng cao thân trên có thể giảm tích tụ dịch và viêm ở phổi.

- Phù phổi: Sự tích tụ dịch trong phổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngủ cao đầu giúp giảm dịch, cải thiện hô hấp và hỗ trợ phục hồi.

- Đau đầu: Một số dạng đau đầu có liên quan đến tư thế. Mặc dù đa số không nguy hiểm, nhưng nếu tư thế gây đau đầu hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng như khối u hoặc rò rỉ dịch tủy sống.

- Phù ngoại biên: Sưng chân gây khó chịu và khó khăn khi di chuyển. Nâng cao chân khi ngủ có thể giúp giảm sưng, tuy nhiên, người bệnh suy tim sung huyết cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

- Đau lưng hoặc đau cổ: Tư thế ngủ có thể ảnh hưởng đến tình trạng đau lưng hoặc đau cổ. Nên tìm tư thế thoải mái nhất và tham khảo ý kiến chuyên gia vật lý trị liệu nếu cần.

Kê chân cao khi ngủ có lợi cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

Kê chân cao khi ngủ có lợi cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

Những lưu ý khi nằm cao và một số tác dụng phụ đi kèm

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim, bệnh phổi hoặc vừa trải qua phẫu thuật, bác sĩ có thể khuyến nghị nằm ngủ ở tư thế cao để hỗ trợ quá trình hô hấp và tuần hoàn máu. Ngược lại, trẻ sơ sinh cần được ngủ trên một bề mặt phẳng, chắc chắn, không nghiêng dốc để đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ tử vong liên quan đến giấc ngủ.

Các tổ chức y tế như Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (The American Academy of Pediatrics) đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng bề mặt ngủ phẳng cho trẻ sơ sinh và khuyến cáo không sử dụng các thiết bị hỗ trợ giấc ngủ có độ nghiêng. Do đó, việc tuân thủ các khuyến nghị về tư thế ngủ là rất quan trọng, và người bệnh cũng như phụ huynh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi có bất kỳ thay đổi đáng kể nào về tư thế ngủ, đặc biệt khi có các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.

Bên cạnh đó, các tác dụng đi kèm thường bao gồm: loét do tì đè lâu trên bề mặt quá cứng, đau nhức cơ do tư thế ngủ gò bó và không phù hợp, khó khăn khi rời khỏi giường cũng như đau đầu, đau cổ hoặc đau lưng.

Việc đánh giá lại cảm giác và mức độ nghỉ ngơi sau khi thay đổi tư thế ngủ là rất quan trọng để tìm được tư thế thoải mái nhất. Có thể cần điều chỉnh một vài yếu tố để đạt được sự thoải mái tối ưu.

 
Hà Chi (Theo VeryWellHealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp