4 giai đoạn phát triển của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

4 giai đoạn phát triển chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi trời nồm ẩm

Lưu ý trong việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị đợt cấp COPD

Kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong thời tiết nồm ẩm

Sống khỏe với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) không hề khó

Theo Hiệp hội Phổi Mỹ (ALA), trong khi hút thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất của COPD trên toàn thế giới, gây ra khoảng 85 - 90% các trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thì việc tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm không khí và bụi và khói công nghiệp cũng góp phần gây ra các trường hợp mắc bệnh. 

Phát hiện sớm COPD là rất quan trọng để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và tránh các biến chứng nghiêm trọng. Các bác sĩ sử dụng một hệ thống gọi là Tiêu chí GOLD để xác định mức độ nghiêm trọng của COPD ở mỗi người.

Có 4 giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của bạn dựa trên kết quả từ xét nghiệm thở gọi là đo chức năng phổi, đánh giá chức năng phổi bằng cách đo lượng không khí bạn có thể hít vào và thở ra cũng như tốc độ và khả năng thở ra của bạn.

Là một bệnh phổi tiến triển, các triệu chứng COPD dần trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian và những người mắc COPD cũng ngày càng dễ mắc các biến chứng như các vấn đề về tim, tăng huyết áp phổi và ung thư phổi.

Theo ALA, mặc dù không có cách chữa khỏi tình trạng này, nhưng các chuyên gia y tế có thể làm chậm quá trình tiến triển bệnh bằng cách làm việc với bác sĩ để lập kế hoạch điều trị, duy trì các thói quen lối sống lành mạnh như tránh khói thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh và tiêm vaccine cúm hàng năm.

4 giai đoạn chính phát triển của COPD

Giai đoạn nhẹ

Các triệu chứng chính của COPD giai đoạn 1 là khó thở và ho liên tục, có thể kèm theo đờm. Tuy nhiên, các triệu chứng này rất nhẹ đến mức bạn có thể không nhận ra mình đang gặp phải chúng.

Mặc dù các triệu chứng COPD giai đoạn 1 dễ bị bỏ qua, nhưng phổi vẫn bị tổn thương. Nếu bạn lo lắng rằng mình có thể bị COPD, hãy trao đổi với bác sĩ về việc đánh giá. Và nếu hiện tại bạn đang hút thuốc, hãy cố gắng cai thuốc càng sớm càng tốt để bảo vệ phổi của bạn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm khô miệng, chóng mặt, run, chảy nước mũi và kích ứng cổ họng.

Nếu đi bộ lên dốc hoặc tập thể dục, bạn có thể gặp phải triệu chứng như khó thở. Bạn cũng nên tiêm vaccine cúm và vaccine viêm phổi hàng năm để tránh các triệu chứng hô hấp và các biến chứng sức khỏe khác trở nên trầm trọng hơn.

Giai đoạn trung bình

Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có những biểu hiện lâm sàng rõ rệt như khó thở, thở khò khè, cảm thấy mệt khi gắng sức, ho nhiều, có dịch nhầy khi ho, mất ngủ. Người bệnh có thể phải dừng lại mấy phút để lấy hơi khi đi trên bề mặt phẳng, đi nhanh hoặc tập thể dục.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn phế quản, cùng với việc khuyến nghị các bài tập thở. Các kỹ thuật như thở mím môi và thở phối hợp có thể giúp bạn ít gắng sức hơn trong các hoạt động thể chất và duy trì lối sống năng động.

Ngoài thuốc, phục hồi chức năng phổi là một liệu pháp phổ biến khác trong quá trình điều trị COPD giai đoạn 2. Nó cung cấp cho những người mắc COPD các công cụ họ cần để kiểm soát tình trạng bệnh, giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Giai đoạn nặng

Ở giai đoạn 3, chức năng phổi đã giảm đáng kể. Khi thành túi khí trong phổi tiếp tục suy yếu, việc hít vào oxy và loại bỏ carbon dioxide khi thở ra trở nên khó khăn hơn.

Ở giai đoạn này, bạn có thể bị "bùng phát" khi các triệu chứng đột nhiên trở nên nghiêm trọng hơn và chức năng phổi thay đổi đáng kể. Trong những đợt bùng phát này, bạn có thể cảm thấy lượng chất nhầy lớn hơn làm tắc nghẽn ống phế quản và co thắt đột ngột các cơ xung quanh đường thở. Bùng phát là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhập viện liên quan đến COPD và điều quan trọng là phải hành động ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng bùng phát.

Bạn có thể gặp các triệu chứng hàng ngày. Các triệu chứng này có thể gây khó chịu hơn và bạn gặp khó khăn hơn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như:

- Tức ngực

- Mệt mỏi hoặc suy nhược cực độ

- Cảm giác bối rối, mất trí nhớ tạm thời, quên đi việc mình vừa làm

- Sưng mắt cá chân, bàn chân và cẳng chân.

Giai đoạn rất nặng

Ở giai đoạn này, chức năng phổi suy yếu ở mức thấp. Các triệu chứng càng nghiêm trọng và dai dẳng hơn. Khó thở và tức ngực xảy ra trong các hoạt động hàng ngày và người bệnh phải cố gắng rất nhiều mới có thể thở được bình thường.

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho các triệu chứng COPD nghiêm trọng, bao gồm oxy bổ sung (liệt pháp oxy), phục hồi chức năng phổi và steroid uống, tiêm tĩnh mạch hoặc qua ống hít.

Phẫu thuật phổi hoặc ghép phổi cũng là lựa chọn cho một số người mắc COPD nặng. Điều kiện đủ dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm tham gia chương trình phục hồi chức năng phổi, xét nghiệm chức năng phổi và các cân nhắc bổ sung như bạn có đủ sức khỏe để thực hiện thủ thuật hay không và bạn có hút thuốc không.

COPD là bệnh phổi tiến triển, có nghĩa là bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Tuy nhiên, có nhiều điều bạn có thể làm để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Ở mỗi giai đoạn, bạn đều có nguy cơ bị bùng phát hoặc đợt cấp COPD. Bác sĩ sẽ kiểm tra để tìm ra các lựa chọn điều trị tốt nhất, có sẵn ở mọi giai đoạn của COPD.

 
Hiệp Nguyễn (Theo ALA)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp