Nên bổ sung sắt thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu?

Sắt là một khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể sản xuất máu.

Bật mí các loại hạt giúp bổ sung sắt tự nhiên cho cơ thể

6 lợi ích bất ngờ khi bổ sung sắt

Cách bổ sung sắt đúng và đủ

Những ai nên dùng thực phẩm chức năng để bổ sung sắt?

Tại sao người bị viêm ruột không nên uống trà xanh khi bổ sung sắt?

Thời điểm tốt nhất để bổ sung sắt

Theo Phó Giáo sư Gregory Castelli, Đại học Pittsburg (Mỹ), thời điểm lý tưởng nhất để bạn uống viên bổ sung sắt là vào buổi sáng, trước khi ăn hoặc trước khi dùng các loại thuốc khác sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn bắt buộc phải uống thực phẩm bổ sung sắt vào ban đêm, nên uống trước khi ngủ từ 1 tới 2 tiếng.

Ngoài thời điểm uống, tần suất bổ sung sắt cũng là yếu tố đáng lưu ý. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung sắt cách ngày có thể hiệu quả hơn so với việc uống hàng ngày. Cơ chế đằng sau hiện tượng này vẫn đang được nghiên cứu nhưng có thể liên quan đến cách cơ thể lưu trữ sắt. Việc điều chỉnh tần suất bổ sung sắt dựa trên các khuyến nghị có thể giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt

Dạng sắt được bổ sung

Có 2 dạng thực phẩm chức năng bổ sung sắt phổ biến là dạng viên uống và dạng lỏng. PGS. Castelli cho biết, quá trình hấp thụ sắt từ viên uống và dạng lỏng vào cơ thể không có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, một số người dùng có thể gặp phải trở ngại trong khi sử dụng sắt dạng lỏng do hương vị đặc trưng của nó.

Độ pH dạ dày của bạn

Môi trường dạ dày có tính acid nhẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thu sắt. Ngược lại, các thực phẩm hoặc chất bổ sung làm tăng độ pH dạ dày sẽ làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất này. Các loại trái cây họ cam quýt, cà chua và ớt chuông là những ví dụ điển hình về thực phẩm có tính acid, từ đó hỗ trợ quá trình hấp thu sắt hiệu quả hơn.

Vitamin C

Trong khi phần lớn các bác sĩ, dược sĩ đều khuyên rằng bạn nên bổ sung sắt mà không cần đi kèm các loại thuốc khác thì Tiến sĩ Indhira Ghyssaert, Bác sĩ Y khoa Gia đình đồng thời là chuyên gia dinh dưỡng tại Phòng khám Phục hồi Chức năng The Balance RehabClinic (Tây Ban Nha) lại cho rằng nên bổ sung sắt cùng với thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C.

TS. Ghyssaert khẳng định, bằng cách này, sắt sẽ được hấp thu vào cơ thể một cách tối ưu.

Các loại thực phẩm

PSG. Castelli chia sẻ, một số loại thực phẩm có thể cản trở quá trình cơ thể hấp thu sắt từ các viên uống bổ sung. Do đó, bạn nên tránh dùng những thực phẩm này ngay trước hoặc sau khi uống thuốc. Đặc biệt, các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, phô mai và các viên uống bổ sung calci không thể kết hợp với sắt vì chúng khiến cơ thể khó hấp thu.

Ngoài ra, việc ăn quá nhiều trứng, cà phê và trà có thể gây ức chế quá trình hấp thu sắt. Do đó, để tối ưu hóa hiệu quả hấp thu, PGS Castelli khuyến nghị nên sử dụng thực phẩm bổ sung sắt độc lập.

Tình trạng sức khoẻ

Các vấn đề sức khỏe hiện hữu có thể tác động đáng kể đến quá trình hấp thu sắt trong cơ thể. Theo TS Ghyssaert, những bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng mạn tính như viêm gan C, HIV, sốt rét, viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn nên thận trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Việc bổ sung sắt bừa bãi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng và gây ra tình trạng quá tải sắt, dẫn đến tổn thương gan.

Các loại thuốc tương tác với sắt

Các loại thuốc như: thuốc kháng acid (chứa calci), thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc chẹn histamine H2 đều có khả năng làm giảm sự hấp thu sắt vào cơ thể. Do đó, để tăng cường hiệu quả của việc bổ sung sắt, người dùng nên tránh sử dụng các loại thuốc này trong khoảng thời gian nhất định trước hoặc sau khi uống sắt. Trong trường hợp có thể, việc tạm ngừng sử dụng các thuốc trên là giải pháp tối ưu.

Ngoài ra, đối với những người đang sử dụng các loại thuốc kê đơn như kháng sinh (tetracycline, doxycycline, penicillin, ciprofloxacin), levothyroxin và bisphosphonates (alendronate), việc tương tác thuốc với sắt cũng là vấn đề cần lưu ý. Các tương tác này có thể làm giảm hiệu quả của cả sắt và các loại thuốc đang sử dụng, hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, ăn các loại thực phẩm có chứa sắt cũng giúp cơ thể hấp thu lượng lớn khoáng chất thiết yếu này.

Ngoài ra, ăn các loại thực phẩm có chứa sắt cũng giúp cơ thể hấp thu lượng lớn khoáng chất thiết yếu này.

Các tác dụng phụ khi dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt

Giống như nhiều loại thuốc và thực phẩm bổ sung khác, việc sử dụng sắt có thể đi kèm với một số tác dụng phụ. Theo PSG. Castelli, tác dụng phụ phổ biến nhất là tình trạng táo bón. Nguyên nhân chính được cho là do hàm lượng "sắt nguyên tố" trong các sản phẩm bổ sung.

Các loại sắt bổ sung hiện nay rất đa dạng, từ sắt sulfat, sắt gluconat đến sắt citrat. Mặc dù các công thức này có vẻ khác nhau, nhưng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cơ thể là lượng sắt nguyên tố mà chúng cung cấp. Những sản phẩm có hàm lượng sắt nguyên tố thấp hơn thường ít gây táo bón hơn và có thể giúp duy trì mức sắt ổn định trong cơ thể.

Một tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt là tình trạng khó chịu ở dạ dày. Triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn nếu bổ sung khi dạ dày đang trống rỗng. Để tối ưu hóa quá trình hấp thu sắt, TS. Ghyssaert khuyên nên uống thực phẩm chức năng bổ sung sắt khoảng hai giờ sau bữa ăn đầu tiên và hai giờ trước bữa ăn tiếp theo.

Nếu việc lựa chọn thời điểm bổ sung sắt gặp khó khăn, người dùng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể về liều lượng và thời điểm sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.

 
Hà Chi (Theo Prevention)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng