Nghiên cứu mới: 2 con đường có thể dẫn tới bệnh Parkinson

Nghiên cứu này mở ra hướng đi mới trong việc phòng ngừa bệnh Parkinson hiệu quả hơn

Người bệnh run vô căn nên kiêng gì?

Tiên lượng sống của người bệnh Parkinson như thế nào?

5 giai đoạn bệnh Parkinson và các lựa chọn điều trị

Phải làm sao khi run tay phải ngày càng trầm trọng?

Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến bệnh Parkinson

Trong một khoảng thời gian dài, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu, nhằm xem xét xem liệu việc mất dần các tế bào thần kinh ở người bệnh Parkinson chủ yếu bắt nguồn từ các dây thần kinh khứu giác trong não hay dây thần kinh ở ruột.

Theo đó, một mô hình nghiên cứu mới do nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đề xuất cho thấy: Tình trạng thoái hóa thần kinh này có thể bắt đầu từ sự phát tán các các protein độc hại từ 1 trong 2 nguồn, nguyên nhân là do ảnh hưởng của yếu tố môi trường tới cả 2 khu vực.

Các nhà nghiên cứu cho biết, tới cuối cùng, các chất bạn hít vào qua mũi (tới trung tâm khứu giác trong não) và ăn qua dạ dày đều có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh Parkinson. Các nghiên cứu trong tương lai có thể làm rõ hơn kết luận này.

Tiếp xúc với chất độc trong môi trường có thể là nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson

Tiếp xúc với chất độc trong môi trường có thể là nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson

2 con đường có thể dẫn tới bệnh Parkinson

“Trong cả 2 tình huống, chúng tôi cho rằng bệnh lý đều có thể phát sinh. Các cấu trúc trong cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới bên ngoài”, nhà thần kinh học Ray Dorsey từ Trung tâm Y tế Đại học Rochester (Mỹ) cho biết.

“Từ nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất rằng Parkinson là một bệnh hệ thống. Nguồn gốc của bệnh có thể bắt đầu từ mũi, ruột và gắn liền với các yếu tố môi trường đang ngày càng được công nhận là tác nhân chính, nếu không muốn nói là nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson”.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra các hóa chất được dùng trong quá trình giặt giũ, tình trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước, các hóa chất trong thuốc diệt cỏ… là các chất độc có khả năng gây suy giảm chức năng não.

 

Tiếp xúc thường xuyên với các chất độc này có thể khiến protein alpha-synuclein bị gấp lại một cách bất thường. Sau đó, các protein này tích tụ lại thành khối (được gọi là thể Lewy) trong não. Khối protein bất thường này có thể ảnh hưởng xấu tới các tế bào thần kinh, bao gồm cả các tế bào chịu trách nhiệm điều khiển khả năng vận động của cơ thể.

Dù nghiên cứu mới này chỉ mang tính lý thuyết, nhưng các chuyên gia nhận định chúng đề cập tới mối liên hệ đã được xác nhận trước đây, giữa bệnh Parkinson và các yếu tố nguy cơ về môi trường. Tuy nhiên, việc phân tích các mối liên hệ này một cách chính xác hơn sẽ mất nhiều thời gian.

Ray Dorsey cho biết: “Các chất độc hại trong môi trường rất phổ biến, nhưng không phải ai (tiếp xúc với chúng) cũng mắc bệnh Parkinson. Theo đó, liều lượng, thời gian tiếp xúc với các chất này, cũng như tương tác với các yếu tố di truyền khác có thể là “chìa khóa” để xác định những người có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson".

Các nhà nghiên cứu thừa nhận vẫn có một số câu hỏi chưa được giải đáp trong giả thuyết mới này, bao gồm vai trò của da và hệ vi khuẩn đường ruột, cũng như nguy cơ mắc bệnh thay đổi thế nào khi phơi nhiễm với các chất độc trong khoảng thời gian dài. Trên thực tế, việc phơi nhiễm có thể bắt đầu từ nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ trước khi các triệu chứng đầu tiên của bệnh Parkinson bắt đầu xuất hiện. 

Ray Dorsey cũng cho biết việc tiếp cận nghiên cứu bệnh Parkinson theo mô hình giả tuyết mới này sẽ giúp xác định xem liệu những mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường và bệnh Parkinson có thực sự tồn tại hay không. “Nghiên cứu này củng cố cho ý tưởng rằng bệnh Parkinson - căn bệnh về não hiện đang phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới - có thể do các chất độc gây ra. Do đó, bệnh hoàn toàn có thể được phòng ngừa”.

Để phòng và điều trị bệnh Parkinson, người có nguy cơ cao mắc bệnh có thể tham khảo sử dụng sớm sản phẩm chứa thiên ma, câu đằng. Sản phẩm có khả năng cải thiện triệu chứng Parkinson, làm chậm tiến triển của bệnh, nhờ đó giảm thiểu rủi ro biến chứng gây ra. Khả năng này có được là nhờ thiên ma, câu đằng giúp hỗ trợ tăng cường nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh, giúp an thần, trấn tĩnh, làm giảm run khi lo lắng, đồng thời gián tiếp làm tăng nồng độ dopamine trong não.

Vi Bùi (Theo Sciencealert)

 

TPBVSK Vương Lão Kiện - Hỗ trợ giảm triệu chứng run tay chân

Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.

Đừng để run chân tay là rào cản trong cuộc sống của bạn!

Vuong-Lao-Kien

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh