Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến thị lực của bạn
Uống trà hàng ngày giúp giảm nguy cơ tăng nhãn áp
Những mẹo đơn giản giúp cải thiện bệnh tăng nhãn áp
Tranh "Đêm sao" - Cảm nhận từ góc nhìn mỹ thuật
Những cách đơn giản giúp ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp
Theo Independent, trong một nghiên cứu mới đây, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng thị giác của bạn. Các nhà khoa học cho biết, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, cũng như buồn ngủ vào ban ngày, mất ngủ và ngủ ngáy, đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp.
Bệnh tăng nhãn áp là một tình trạng phổ biến về mắt khi dây thần kinh thị giác kết nối mắt với não bị tổn thương. Nó có thể dẫn đến mù hoàn toàn nếu không được điều trị kịp thời. Căn bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa và có thể sẽ ảnh hưởng đến khoảng 112 triệu người trên toàn thế giới vào năm 2040.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu từ hơn 400.000 người trong độ tuổi 40-69 tham gia vào một nghiên cứu của Biobank ở Anh. Để khám phá mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh tăng nhãn áp, các nhà nghiên cứu đã phân tích nguy cơ ở những người có các hành vi ngủ khác nhau: Mất ngủ; Ngủ quá nhiều hoặc quá ít; Người ngủ nhiều vào ban ngày hay ban đêm và người bị ngáy khi ngủ.
Thời lượng ngủ bình thường được chọn là 7- 9h mỗi đêm. Nếu chệch qua quy chuẩn này sẽ được đánh giá là ngủ quá ít hoặc quá nhiều. Những người tham gia cũng được phân loại theo độ tuổi, giới tính, chủng tộc...
Kết quả cho thấy, sau hơn 10 năm theo dõi, có hơn 8.690 trường hợp mắc bệnh tăng nhãn áp. Những người bị bệnh này có xu hướng lớn tuổi hơn, nam giới chiếm số đông hơn nữ giới và những người có tiền sử huyết áp, đái tháo đường hoặc hút thuốc cũng có nguy cơ cao hơn.
Ngoài ra, thời gian ngủ cũng có nguy cơ tăng nhãn áp khác nhau. Thời gian ngủ ngắn hoặc dài có liên quan đến 8% nguy cơ tăng nhãn áp; Mất ngủ chiếm 12%; Ngủ ngáy 4% và thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày là cao nhất với 20%.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí y khoa BMJ Open (Anh), đã tìm thấy rất nhiều lời giải thích tiềm năng cho những phát hiện này.
Áp lực lên mắt khi nằm xuống là yếu tố chính trong sự phát triển của bệnh tăng nhãn áp, vì liên tục lấy lượng oxy ở mức thấp, nguyên nhân khiến nhiều người ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ. Điều này có thể làm hỏng dây thần kinh trong mắt.
Mất ngủ cũng có thể đóng góp một phần. Nội tiết tố giấc ngủ của những người bị mất ngủ bị mất cân bằng, có thể ảnh hưởng đến mắt. Trầm cảm và lo lắng, thường đi đôi với mất ngủ, cũng có thể làm tăng áp lực bên trong mắt.
Các phát hiện nhấn mạnh sự cần thiết của liệu pháp giấc ngủ ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao, cũng như kiểm tra mắt ở những người bị rối loạn giấc ngủ mạn tính để kiểm tra những dấu hiệu ban đầu.
Tiến sỹ Huan Song, giáo sư tại trung tâm Dữ liệu lớn Y sinh Tây Trung Quốc tại Bệnh viện Tây Trung Quốc và một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Các hành vi khi ngủ có thể thay đổi được. Những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết của can thiệp giấc ngủ cho những người có nguy cơ cao bị bệnh tăng nhãn áp trong số những người có vấn đề về giấc ngủ mạn tính để giúp ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp".
Bình luận của bạn