Mất ngủ ở người cao tuổi có phải bình thường?

Đa phần những người cao tuổi thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm

Giấc ngủ gián đoạn có thể làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức

Tầm quan trọng của giấc ngủ với sức khỏe não bộ

Thảo dược hỗ trợ cải thiện suy nhược thần kinh

Mất ngủ kéo dài phải làm sao?

Vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở người cao tuổi

Nhiều người cho rằng người cao tuổi không cần ngủ nhiều nữa. Tuy nhiên, theo Viện Lão hóa Quốc gia Mỹ, người già vẫn cần ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm. Trái lại, những thay đổi do quá trình lão hóa khiến đối tượng này dễ bị mất ngủ, khó ngủ đủ giấc như khuyến cáo.

Người cao tuổi gặp phải những vấn đề về giấc ngủ khác biệt so với thời trẻ. Thông thường, giấc ngủ của họ thường ngắn hơn, ban đêm ngủ chập chờn và hay tỉnh giấc. Một số khác lại ngủ nhiều hơn bình thường, hay chợp mắt vào ban ngày, ngủ ít về đêm.

người cao tuổi thường bị mất ngủ bởi các nguyên nhân như bệnh lý xương khớp gây đau nhức, chứng ngưng thở khi ngủ

Người cao tuổi thường bị mất ngủ bởi các nguyên nhân như bệnh lý xương khớp gây đau nhức, chứng ngưng thở khi ngủ

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Y học giấc ngủ lâm sàng, người cao tuổi khỏe mạnh thực tế lại ít gặp những vấn đề về giấc ngủ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ khi về già như:

- Những thay đổi trong nồng độ hormone như serotonin điều hòa tâm trạng và giấc ngủ, hay melatonin – hormone tạo cảm giác buồn ngủ.

- Thay đổi về nhịp sinh học ngày đêm: Quá trình lão hóa ảnh hưởng tới nhóm các tế bào não vùng dưới đồi có nhiệm vụ phản ứng với các tín hiệu sáng - tối. Đây cũng là vùng não điều hòa nhịp sinh học ngày đêm và chu kỳ thức ngủ.

- Thói quen ngủ thay đổi do: Đau nhức, tiểu đêm, hội chứng chân không yên, mãn kinh, chứng ngưng thở khi ngủ, tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Mẹo cải thiện giấc ngủ cho người cao tuổi

Hiểu rõ những yếu tố tác động tới chất lượng giấc ngủ giúp người cao tuổi ngủ ngon hơn. Một vài gợi ý giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ tự nhiên gồm:

Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ

Người cao tuổi đã nghỉ hưu thường có cuộc sống tự do hơn, không bị gò bó bởi giờ giấc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nên duy trì đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định hàng ngày, ngay cả vào cuối tuần.

Để ngủ ngon hơn, người cao tuổi nên hạn chế ăn no, uống caffeine hoặc rượu vào buổi tối. Dành khoảng thời gian để thư giãn, thả lỏng; Tránh dùng thiết bị điện tử khoảng 1 tiếng trước giờ đi ngủ. 

Hạn chế ngủ trưa, chợp mắt quá muộn trong ngày

Ngủ trưa quá muộn, nhiều hơn 30 phút mỗi ngày có thể ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm

Ngủ trưa quá muộn, nhiều hơn 30 phút mỗi ngày có thể ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm

Một giấc ngủ ngắn vào giữa ngày giúp người cao tuổi tỉnh táo hơn, giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, ngủ muộn sau 15h có thể cản trở đến giấc ngủ vào buổi tối, gây phản tác dụng. Người cao tuổi nên chợp mắt trong khung giờ 13-15h, không quá 90 phút.

Tập thể dục cách giờ đi ngủ 4 tiếng

Vận động thể chất đều đặn là chìa khóa cho lối sống lành mạnh, đặc biệt ở tuổi ngoài 55. Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể và não bộ khỏe mạnh mà còn hỗ trợ cải thiện giấc ngủ tự nhiên. Người cao tuổi nên dành thời gian đi bộ hàng ngày quanh khu dân cư; Tập các môn thể thao dưới nước thân thiện với khớp; Tập thái cực quyền hoặc yoga. Buổi tập nên cách xa giờ ngủ ít nhất 4 tiếng.

Trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc để tìm ra cách khắc phục

Một số nhóm thuốc trị huyết áp, Parkinson, thuốc chống trầm cảm… có thể cản trở giấc ngủ về đêm. Vì vậy, nếu nhận thấy mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc, người cao tuổi nên trao đổi với bác sĩ để cân nhắc thay đổi đơn thuốc.

Tạo môi trường ngủ an toàn

 

Để bảo đảm an toàn trong giấc ngủ, người cao tuổi và gia đình nên loại bỏ các vật dụng có nguy cơ gây hỏa hoạn hoặc té ngã trong phòng. Giữ một nguồn sáng như đèn bàn, đèn pin trong tầm với để người cao tuổi dễ di chuyển hơn. Có thể đặt điện thoại ở gần giường để gọi trợ giúp nếu cần.

Cách cải thiện giấc ngủ tự nhiên cho người cao tuổi

Nguyên nhân mất ngủ ở người cao tuổi có liên quan đến các yếu tố như hormone. Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp tối ưu giúp tăng nồng độ hormone hạnh phúc serotonin, từ đó nâng cao sức khỏe thần kinh.

Sự kết hợp giữa hợp hoan bì và các thảo dược quý như: Ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần, trấn tĩnh, giải lo âu, đem lại giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Hiện nay, trong bối cảnh thị trường có vô số sản phẩm được quảng bá giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên sáng suốt lựa chọn sản phẩm lâu năm trên thị trường, được sản xuất bởi công ty uy tín. Tiêu biểu như sản phẩm chứa hợp hoan bì, được 95% người bệnh đánh giá hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả cải thiện mất ngủ do suy nhược thần kinh, theo khảo sát của VnEconomy năm 2022.

Trang Vũ

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang - Hỗ trợ cải thiện mất ngủ, phòng ngừa suy nhược thần kinh

Thành phần: Cao hợp hoan bì, cao táo nhân, cao hồng táo, cao ngũ vị tử, Soy Lecithin, cao viễn chí, cao uất kim, nicotinamid (vitamin PP)…

Công dụng: Giúp dưỡng tâm, an thần, tăng cường lưu thông máu.

Đối tượng sử dụng:

- Dùng cho những người bị căng thẳng thần kinh, suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, rối loạn lo âu.

- Người làm việc, học tập, lao động trí óc dẫn đến căng thẳng thần kinh, có biểu hiện tâm trạng trầm uất.

Cách dùng: Ngày uống 2-4 viên/lần x 2 lần/ngày.

Nên sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút, dùng liên tục một đợt từ 3-6 tháng.

GPQC: 00053/2020/ATTP-XNQC.

Tiếp thị và phân phối bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội.

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169.

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già