Tầm quan trọng của giấc ngủ với sức khỏe não bộ

Giấc ngủ ngon giúp duy trì sự minh mẫn của não bộ người cao tuổi

"Bỏ túi" 6 cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Ngoáy mũi có làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?

Vì sao bạn thường thấy khó ngủ hơn vào mùa Đông?

Sự thật về công dụng của thiết bị theo dõi giấc ngủ

Giấc ngủ kém liên quan tới nguy cơ mắc Alzheimer

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ nhân quả giữa giấc ngủ và sức khỏe não bộ. Theo chuyên gia dịch tễ học Katie Stone, đồng thời là nhà nghiên cứu về giấc ngủ tại Trung tâm Y tế California Pacific (Mỹ), giấc ngủ giúp loại bỏ các protein có liên quan tới Alzheimer tích tụ trong não.

“Khi giấc ngủ bị cản trở, những mảng bám như beta amyloid có thể tích tụ. Đây là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ đang tiến triển”, vị chuyên gia này giải thích. Bên cạnh đó, giấc ngủ kém cũng góp phần gây viêm và rối loạn chuyển hóa – 2 nguy cơ liên hệ mật thiết với tình trạng sa sút trí tuệ.

Các nhà khoa học chưa thể kết luận liệu điều trị vấn đề giấc ngủ có thể làm chậm quá trình suy giảm nhận thức hay không.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của Stone mới chỉ cho thấy, ngủ càng sâu và ít tỉnh giấc bất chợt sẽ có lợi hơn cho sức khỏe não bộ. Trái lại, người có giấc ngủ gián đoạn và có chu kỳ thức - ngủ 24 giờ không đều đặn có nguy cơ gặp những vấn đề về suy giảm nhận thức cao hơn.

Vấn đề giấc ngủ thường gặp ở người cao tuổi

người cao tuổi ngủ nông, thức giấc nhiều lần vào ban đêm do các vấn đề sức khỏe

Người cao tuổi ngủ nông, thức giấc nhiều lần vào ban đêm do các vấn đề sức khỏe

Người già ngủ ít là quan niệm phổ biến. Hiện tượng này xảy ra do người cao tuổi hay bị đau nhức về đêm, do tác dụng phụ của thuốc, thói quen tiểu đêm… cản trở giấc ngủ.

Đặc điểm ở người cao tuổi là giấc ngủ ngắn đi, dễ bị gián đoạn; Giai đoạn sóng não chậm và giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) rút ngắn. Ngoài ra, những vấn đề giấc ngủ liên quan tới tuổi tác như chứng ngưng thở khi ngủ, trầm cảm, lo âu cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe não bộ.

TS. Leslie Kernisan – Khoa Lão khoa, Đại học California, San Francisco (UCSF, Mỹ) lý giải, người cao tuổi thường ngủ chập chờn do nguyên nhân như: Ngưng thở khi ngủ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Ợ nóng và trào ngược mạn tính; Viêm khớp; Bàng quang tăng hoạt.

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc điều trị một số bệnh lý như Alzheimer và Parkinson cũng gây ra tác dụng phụ là cản trở giấc ngủ. Khi đó, người bệnh phải dùng thuốc ngủ về đêm, khiến họ uể oải và buồn ngủ vào ban ngày. Nhưng nếu chợp mắt vào ban ngày, người cao tuổi lại mất ngủ về đêm, tạo nên vòng lặp bệnh lý.

Nghiên cứu của UCSF cho thấy, một số loại thuốc ngủ có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ lên tới 79%.

Người cao tuổi nên làm gì để cải thiện giấc ngủ, phòng ngừa sa sút trí tuệ?

người cao tuổi không nên phụ thuộc vào thuốc ngủ

Người cao tuổi không nên phụ thuộc vào thuốc ngủ

Với người cao tuổi, giấc ngủ quan trọng không kém chế độ ăn cân bằng và tập thể dục đều đặn. Thời gian ngủ bị rút ngắn so với khi còn trẻ không có nghĩa là giấc ngủ không còn quan trọng với sức khỏe. Theo chuyên gia Stone, người cao tuổi vẫn cần ngủ ngon khoảng 7 tiếng mỗi đêm.

Bên cạnh những lời khuyên như tắt thiết bị điện tử trước khi ngủ, ngủ trong phòng tối, chuyên gia Stone khuyến cáo, người cao tuổi nên trao đổi với bác sĩ, không tự dùng thuốc ngủ. Một số thực phẩm chức năng cải thiện giấc ngủ như melatonin có thể gây ra tác dụng phụ như té ngã khi rời giường.

Người cao tuổi nên kể rõ tiền sử bệnh (như chứng ngưng thở khi ngủ) với bác sĩ, từ đó tìm tới biện pháp can thiệp phù hợp. Ngoài dùng thuốc, liệu pháp nhận thức hành vi cũng được dùng để điều trị mất ngủ.

 
Quỳnh Trang (Theo Fortune)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già