Triệu chứng miệng có vị kim loại cảnh báo điều gì?

Nguyên nhân nào khiến miệng có vị kim loại?

Phân biệt nhiệt miệng và tổn thương khoang miệng

Ung thư khoang miệng do rượu bia, hút thuốc và ăn uống vô độ

Chăm sóc răng miệng không tốt ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ?

Chăm sóc răng miệng không tốt ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ?

Nhiễm trùng đường hô hấp

Trong miệng có vị kim loại có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang chống chọi với các virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Đơn cử, trong đại dịch COVID-19, nhiều người nhận thấy vị giác có sự thay đổi, khi ăn các món ngọt lại có vị như rỉ sắt. 

Theo BS. Heather Edwards – Trung tâm Y tế Boston (Mỹ), một số vi sinh vật có thể làm tổn thương thụ thể vị giác ở cổ họng, mũi và trên lưỡi, làm vị giác thay đổi tạm thời. Trong khi người bị nhiễm khuẩn có thể dùng thuốc kháng sinh, người mắc viêm đường hô hấp do virus có thể phải chịu đựng mùi vị kim loại trong miệng lâu hơn.

Tập thể dục quá mức

Tập thể dục quá sức có thể khiến khoang miệng có vị tanh của kim loại

Tập thể dục quá sức có thể khiến khoang miệng có vị tanh của kim loại

Theo các chuyên gia, người vận động ở cường độ quá cao như chạy marathon có thể nếm được vị máu trong khoang miệng. Giả thuyết cho rằng, việc hít thở mạnh khi tập thể dục có thể làm kích thích các mạch máu mỏng manh ở trong mũi, khiến chúng rỉ máu và chảy xuống sau họng và miệng. Nguy cơ bạn gặp phải hiện tượng này tăng cao khi tập thể dục trong môi trường lạnh, khô và có gió mạnh. 

Bên cạnh đó, hiện tượng phù phổi cũng có thể là nguyên nhân miệng có vị sắt. Khi tim và phổi làm việc quá sức, chất lỏng từ mạch máu có thể tích tụ trong các phế nang trong phổi và rò rỉ vào đường thở của bạn. Chất lỏng này chứa một lượng nhỏ chất sắt từ các tế bào hồng cầu của bạn, có thể khiến miệng có một chút mùi kim loại. Nếu triệu chứng này đi kèm theo đau ngực hoặc khó thở, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Sức khỏe răng miệng có vấn đề

Vị kim loại trong khoang miệng có thể cảnh báo bạn nên quan tâm hơn đến sức khỏe răng miệng. Nguyên nhân phổ biến là do lợi bị sưng viêm do tích tụ nhiều mảng bám quanh răng, tiết ra những các tế bào máu rất nhỏ vào nước bọt. Nhiều người không gặp triệu chứng đau nhức mà chỉ thỉnh thoảng thấy miệng có vị sắt. 

Ngoài ra, nhiều vấn đề răng miệng khác như viêm nha chu cũng gây chảy máu chân răng, khiến vị tanh kim loại trong miệng rõ rệt hơn. Người bị nhiễm nấm Candida trong khoang miệng cũng dễ nhận thấy các tổn thương màu trắng kem ở niêm mạc lưỡi, má, vị giác thay đổi, cảm giác vướng cộm như có miếng bông gòn trong miệng.

Do tác dụng phụ của thuốc hoặc vitamin

Một số thuốc và vitamin có thể gây ra vị lạ trong miệng, trong đó có vị kim loại

Một số thuốc và vitamin có thể gây ra vị lạ trong miệng, trong đó có vị kim loại

Miệng có vị kim loại có thể là hiện tượng xảy ra sau khi bạn sử dụng thuốc (kháng histamin, thuốc đái tháo đường), hóa trị. Ngoài ra, bổ sung vitamin và khoáng chất như vitamin B, sắt cũng có thể khiến khoang miệng có vị sắt trong vài phút. Nghiên cứu cho thấy, triệu chứng này thường gặp hơn cả ở người cao tuổi hoặc người dùng nhiều thuốc cùng lúc. 

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể nhai kẹo cao su, hoặc ăn thực phẩm có hương vị đậm đà để “đánh lạc hướng” các gai vị giác. Nhai càng kỹ sẽ giúp các phân tử mang mùi vị lan tỏa ra khắp khoang miệng.

 
Quỳnh Trang (Theo Self)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp