Cách khắc phục tình trạng móng tay giòn, dễ gãy

Móng tay giòn, dễ gãy là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải trong mùa Hè

Triệu chứng điển hình của vảy nến móng tay và cách cải thiện

Vì sao móng tay tôi đang bắt đầu rụng?

Cách chăm sóc và làm đẹp móng tay tại nhà

7 dấu hiệu bất thường ở móng tay không nên xem thường

Nguyên nhân khiến móng tay dễ gãy

Móng tay được cấu tạo bởi lớp sừng keratin – một dạng protein có cấu trúc dạng sợi. Thông thường, móng chứa từ 5-24% nước tùy thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh. Giống như tóc, quá trình hấp thụ và mất nước của móng cũng diễn ra nhanh chóng. Khi hấp thụ nước, móng trương nở, thể tích tăng lên, chủ yếu nằm độ dày hơn là chiều dài và chiều rộng. Sau đó, khi móng tay bị khô lại, chúng sẽ co lại.

Nếu bàn tay tiếp xúc liên tục với nước, đặc biệt khi sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, sự thay đổi liên tục này có thể làm khô móng, khiến móng mềm và dễ bong tróc.

Tiếp xúc với nước và chất tẩy rửa thường xuyên làm yếu móng tay

Tiếp xúc với nước và chất tẩy rửa thường xuyên làm yếu móng tay

Theo chuyên gia gia liễu Dana Stern - Bệnh viện Mount Sinai (New York, Mỹ), móng tay hấp thu nước tốt hơn làn da nhiều lần. Vì thế, việc tiếp xúc quá nhiều với nước có thể gây hại cho móng, khiến móng mềm hơn, gãy và có thể bóc ra từng lớp.

Các hoạt động liên quan tới nước như dùng nước rửa bát, nước lau nhà mà không đeo găng tay có thể tạo thêm áp lực cho móng tay của bạn. Trong mùa Hè, việc ngâm nước, bơi lội thường xuyên cũng góp phần làm móng yếu đi do phải tiếp xúc với nước quá nhiều.

Bảo vệ móng tay trong mùa Hè

Giống như mái tóc, bạn cũng cần cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho móng tay để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Các chuyên gia khuyến cáo, nên cắt ngắn móng tay, bởi móng nếu để quá dài thường có khuynh hướng dễ gãy.

Bạn cũng cần sử dụng kem dưỡng dành riêng cho tay, thoa lên lớp biểu bì bao quanh móng trước và sau khi tiếp xúc với nước. Bạn nên chọn kem dưỡng với các thành phần dưỡng ẩm và phục hồi như dầu dừa, dầu olive, bơ hạt mỡ (shea butter).

Dưỡng da tay và móng tay đều đặn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với nước

Dưỡng da tay và móng tay đều đặn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với nước

Trong mùa Hè, bạn nên hạn chế dùng các chất tẩy móng có chứa acetone quá thường xuyên. Hóa chất này góp phần làm móng giòn và yếu đi, dễ gãy. Khi phải tiếp xúc với nước và các chất tẩy rửa mạnh, bạn nên đeo găng tay cao su để bảo vệ bàn tay.

Để móng phát triển bình thường và chắc khỏe, bạn cũng cần nuôi dưỡng chúng từ bên trong bằng một chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất. Móng tay của người bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu sắt, thường dễ gãy, vỡ thành mảnh nhỏ. Các dưỡng chất cần thiết cho móng gồm: Các vitamin nhóm B (đặc biệt là vitamin B7), sắt, magne, protein, acid béo omega-3, vitamin C và kẽm.

Nếu tình trạng móng tay giòn, dễ gãy không cải thiện khi bạn đã chăm sóc đúng cách, hãy tới gặp bác sỹ để tìm ra nguyên nhân chính xác. Một số bệnh lý về da hoặc nội tiết có thể làm móng tay trở nên gồ ghề, ngả vàng, dễ gãy hơn.

 
Quỳnh Trang (Theo Well and Good)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp